Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống


Mất răng hàm có niềng RĂNG được không?
Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống

Kỹ thuật Implant truyền thống và Implant xương bướm đều được ứng dụng với mục đích khôi phục răng mất, phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Tuy nhiên hai kỹ thuật này có nhiều sự khác biệt và được chỉ định trong những trường hợp khác nhau.

Phục hồi răng hàm trên với kỹ thuật Implant xương bướm

Kỹ thuật cấy ghép Implant xương bướm được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1975 bởi tiến sĩ Leonard Linkow và chính thức được thực hiện vào năm 1985 bởi Tiến sĩ Tulasne nhằm mục đích thay thế kỹ thuật Implant thông thường trong các trường hợp bệnh nhân mất răng hàm trên bị tiêu xương hàm.

Khác với kỹ thuật Implant truyền thống sử dụng trụ Implant khoảng 8-16 mm cấy vào xương hàm theo phương thẳng đứng, cấy ghép Implant xương bướm sử dụng trụ Implant dài tối thiểu 15 mm, cấy vào khu vực xương cánh bướm theo góc nghiêng 45-55 độ, hình dạng trụ Implant được thiết kế cong hoặc uốn lượn sao cho phù hợp với cấu trúc xương bướm.

Kỹ thuật Implant xương bướm giúp đẩy lùi những thách thức khi cấy ghép Implant truyền thống cho bệnh nhân mất răng tiêu xương hàm trên
Kỹ thuật Implant xương bướm giúp đẩy lùi những thách thức khi cấy ghép Implant truyền thống cho bệnh nhân mất răng tiêu xương hàm trên

Có thể nói rằng, kỹ thuật Implant xương bướm ra đời đã đẩy lùi những thách thức lớn khi cấy ghép răng Implant do tình trạng tiêu xương hàm trên gây ra. Nhờ vào thiết kế cùng vị trí đặt Implant đặc biệt, Implant xương bướm đã giúp bệnh nhân mất răng sau hàm trên lâu năm hay không răng bẩm sinh có thêm cơ hội phục hồi chức năng ăn nhai với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Tránh phẫu thuật nâng xoang, ghép xương: vì được cấy vào vùng xương bướm nên tình trạng tiêu xương hàm không ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép, bệnh nhân không phải thực hiện nâng xoang, ghép xương để tăng cường xương như với Implant truyền thống.
  • Hạn chế xâm lấn: nhờ hạn chế được phẫu thuật nâng xoang, ghép xương nên quy trình cấy ghép Implant xương bướm trở nên đơn giản hơn, giảm thiểu tình trạng xâm lấn và sang chấn sau cấy ghép, đẩy nhanh tốc độ lành thương và giảm thiểu biến chứng.
Cấy ghép Implant xương bướm mang lại nhiều lợi ích như giảm xâm lấn, rút ngắn thời gian điều trị…
Cấy ghép Implant xương bướm mang lại nhiều lợi ích như giảm xâm lấn, rút ngắn thời gian điều trị…
  • Rút ngắn thời gian điều trị: Quy trình đơn giản hóa cho phép rút ngắn tổng thời gian điều trị của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể phục hình tạm tức thì ngay sau khi cấy trụ để đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ. Khu vực xương bướm với mật độ dày đặc cũng giúp tích hợp xương nhanh chóng hơn.
  • Nâng cao tỷ lệ thành công: Cấy ghép Implant xương bướm với tỷ lệ thành công hơn 95%, mở ra cơ hội điều trị cho những bệnh nhân tiêu xương hàm trên không thể thực hiện hoặc thất bại với việc trồng răng Implant thông thường.
  • Phục hình chắc chắn, ổn định dài lâu: Vùng xương bướm cung cấp vị trí chắc chắn để nâng đỡ trụ Implant, trụ Implant có độ ổn định tốt, có thể tồn tại suốt đời nếu được chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống

Chúng ta rất quen thuộc với kỹ thuật Implant truyền thống nhưng lại còn khá xa lạ với Implant xương bướm bởi đây là kỹ thuật mới tại Việt Nam. Vậy hãy cùng trung tâm Implant Việt Nam liệt kê những sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống để có thể phân biệt dễ dàng 2 kỹ thuật Implant này nhé!

1. Vị trí đặt trụ Implant

Đây là điểm khác biệt rõ nhất của 2 phương pháp cấy ghép Implant xương bướm và Implant truyền thông.

Đối với Implant truyền thống, trụ Implant sẽ được đặt trực tiếp vào trong xương hàm, trong khi trụ Implant xương bướm được đặt vào khu vực xương cánh bướm.

Implant xương bướm được đặt tại vùng xương cánh bướm
Implant xương bướm được đặt tại vùng xương cánh bướm

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant xương gò má

2. Chiều dài và góc đặt Implant

Điểm khác biệt thứ hai đó chính là chiều dài và góc đặt trụ Implant. Implant truyền thống có chiều dài từ khoảng 8-16 mm, được cấy theo phương thẳng đứng vào xương hàm, vuông góc với bề mặt xương hàm.

Trong khi đó, trụ Implant được sử dụng trong Implant xương bướm có chiều dài dài hơn Implant truyền thống, tối thiểu là 15mm, cấy vào xương bướm theo phương nghiêng, tạo với mặt phẳng xương hàm một góc 45-55 độ.

Góc đặt trụ Implant xương bướm
Góc đặt trụ Implant xương bướm

3. Mức độ xâm lấn

Đối với các trường hợp tiêu xương hàm trên, nếu thực hiện cấy ghép Implant truyền thống thì phải thực hiện thêm các phẫu thuật nâng xoang và ghép xương để bổ sung đủ lượng xương cần thiết nhằm nâng đỡ trụ Implant.

Phương pháp Implant xương bướm bỏ qua thủ thuật nâng xoang, ghép xương, do đó mức độ xâm lấn ít hơn kỹ thuật Implant truyền thống.

4. Trường hợp chỉ định

Tùy vào tình trạng mất răng của bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp trồng răng Implant phù hợp.

Cấy ghép Implant truyền thống thường được chỉ định cho những trường hợp tiêu xương ít hoặc bệnh nhân bị tiêu xương nhưng có thể thực hiện thành công nâng xoang, ghép xương.

Với những trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương hàm trên trầm trọng, không khả thi để thực hiện cấy ghép Implant truyền thống, Bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép Implant xương bướm hoặc các kỹ thuật Implant khác phù hợp hơn.

Đặt hẹn khám - tư vấn

Nên chọn Implant xương bướm hay Implant truyền thống?

Nên chọn Implant xương bướm hay Implant truyền thống còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Bác sĩ cần tiến hành thăm khám, cho bệnh nhân chụp phim để đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng tiêu xương và mức độ phức tạp, từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị tối ưu, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.

Cấy ghép Implant xương bướm hay Implant truyền thống phải dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân
Cấy ghép Implant xương bướm hay Implant truyền thống phải dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân

Đối với trường hợp mất răng hàm trên, Implant truyền thống thường được chỉ định để phục hồi vùng răng trước, nếu phục hồi vùng răng sau, số lượng và chất lượng xương hàm của bệnh nhân cần đạt đủ tiêu chuẩn để có thể ổn định trụ Implant, hoặc bệnh nhân bị tiêu xương nhưng có thể thực hiện nâng xoang, ghép xương an toàn và thành công.

Ngược lại, Implant xương bướm được chỉ định trong những trường hợp mất răng vùng răng sau bị tiêu xương phức tạp, bệnh nhân không thể hoặc không muốn thực hiện nâng xoang, ghép xương hay cấy ghép Implant truyền thống. Khu vực xương bướm có thể giúp trụ Implant ổn định và tích hợp tốt với xương, thời gian phục hồi nhanh chóng hơn do không phải can thiệp phẫu thuật nhiều.

Thực hiện cấy ghép răng Implant tại trung tâm Implant Việt Nam
Thực hiện cấy ghép răng Implant tại trung tâm Implant Việt Nam

Như vậy, để biết chính xác tình trạng của bản thân phù hợp với kỹ thuật Implant xương bướm hay kỹ thuật Implant truyền thống, bệnh nhân cần thăm khám để Bác sĩ đánh và tư vấn dựa trên dữ liệu thu thập được. Dù là giải pháp nào, tiêu chí quan trọng nhất vẫn là hiệu quả, an toàn, đảm bảo cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Liên hệ


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan