Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant xương gò má
Implant xương gò má và Implant xương bướm là hai loại Implant được sử dụng khi bệnh nhân không đủ số lượng hoặc chất lượng xương hàm để neo giữ trụ Implant thông thường, giúp bệnh nhân có cơ hội phục hình răng mới để bảo đảm ăn nhai và nâng cao thẩm mỹ. Tuy vậy, hai loại Implant này có những khác biệt về đặc điểm và trường hợp chỉ định.
Implant xương gò má và Implant xương bướm là gì?
Implant xương gò má và Implant xương bướm là 2 kỹ thuật cấy ghép Implant đặc biệt được ứng dụng khi bệnh nhân bị mất răng hàm trên bị tiêu xương nghiêm trọng, không thể thực hiện cấy ghép Implant thông thường.
Trong đó, với phương pháp Implant xương gò má thì Implant sẽ được đặt vào vùng xương gò má. Với phương pháp Implant xương bướm thì Implant sẽ được đặt vào vùng xương bướm.
Đặc điểm của xương gò má và xương bướm là chất lượng xương tốt, dày đặc, ổn định và không bị tái hấp thu nên có thể duy trì mật độ, số lượng để giúp neo giữ chắc chắn trụ Implant.
Đây được xem là những giải pháp tối ưu cho các trường hợp bệnh nhân mất răng bị tiêu xương nghiêm trọng ở vùng răng sau hàm trên, trường hợp bệnh nhân không thể nâng xoang, ghép xương hoặc thất bại khi nâng xoang, ghép xương, trường hợp cấy trụ Implant thông thường bị thất bại, trường hợp bệnh nhân bị cắt bỏ đoạn xương hàm hay bị dị tật hàm mặt…
Trụ Implant được sử dụng trong cấy ghép Implant xương gò má và Implant xương bướm sẽ có độ dài dài hơn trụ Implant thông thường, Implant được đặt theo góc nghiêng và không cấy vào xương hàm nên không bị ảnh hưởng bởi số lượng và chất lượng của xương hàm.
Điều trị bằng cấy ghép Implant xương gò má hoặc xương cánh bướm những lợi ích vượt trội như:
Giải pháp tốt cho việc thay thế thủ thuật ghép xương, nâng xoang ở những bệnh nhân bị tiêu xương hàm trên nghiêm trọng
Rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.
Đảm bảo ăn nhai chắc chắn và thẩm mỹ hoành hảo sau khi thực hiện cấy ghép bất kể chất lượng xương hàm ra sao.
Cả hai kỹ thuật đều có thể kết hợp với kỹ thuật Implant thông thường hoặc các kỹ thuật khác trong những trường hợp phục hình nhiều răng hoặc phục hình răng toàn hàm.
Tỷ lệ thành công cao (khoảng 95-98%), tuy nhiên kỹ thuật khá phức tạp nên cần được thực hiện bởi Bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.
Sự khác biệt giữa cấy ghép Implant xương bướm và Implant xương gò má
Dưới đây là những sự khác biệt giữa cấy ghép Implant xương bướm và Implant xương gò má:
1. Vị trí neo trụ
Sự khác biệt giữa hai kỹ thuật này là vị trí neo trụ. Trụ Implant xương bướm được đặt ở điểm nối giữa xương hàm trên và mỏm cánh bướm của xương bướm. Trụ Implant xương gò má được neo vào xương gò má (zygoma). Cả hai loại xương này đều là nền tảng vững chắc, mật độ dày đặc đảm bảo cho việc ổn định và neo giữ trụ Implant.
Xem thêm: Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm
2. Chiều dài trụ Implant
Implant xương bướm và Implant xương gò má đều có chiều dài hơn nhiều so với trụ Implant thông thường. Trong đó Implant xương gò má có chiều dài 30 đến 55 mm, Implant xương bướm có chiều dài từ 15-20 mm. Chiều dài trụ Implant được thiết kế để phù hợp với vị trí neo trụ, mang lại độ chính xác khi đặt Implant.
3. Trường hợp chỉ định
Tuy cả hai đều là giải pháp hiệu quả cho những bệnh nhân bi tiêu xương hàm trên không phù hợp để cấy ghép Implant thông thường nhưng Implant xương gò má phức tạp hơn và được chỉ định cho những trường hợp nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ cần kiểm tra, chẩn đoán và đánh giá để biết trường hợp của bệnh nhân phù hợp với giải pháp nào, từ đó lập kế hoạch điều trị chính xác.
Những lưu ý khi thực hiện cấy ghép Implant xương bướm và Implant xương gò má
Cấy ghép Implant xương cánh bướm và Implant xương gò má là hai kỹ thuật Implant phức tạp, do đó, bạn cần thực hiện những lưu ý trước, trong và sau khi cấy ghép như sau:
1. Chuẩn bị sức khỏe và tâm lý
Trước khi trồng răng Implant, bệnh nhân cần đạt đủ điều kiện sức khỏe và ổn định về tâm lý để giúp quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi.
Đối với bệnh nhân bị các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch… cần có sự kết hợp giữa bác sĩ chuyên khoa và Bác sĩ cấy ghép Implant, đồng thời cần đảm bảo kiểm soát tốt bệnh lý rồi mới tiến hành cấy ghép.
2. Lựa chọn địa chỉ cấy ghép răng Implant uy tín
Giống như cấy ghép Implant truyền thống, Implant xương cánh bướm và xương gò má cho phép bệnh nhân phục hình nhiều răng cùng một lúc. Răng Implant không chỉ gần như tồn tại vĩnh viễn mà đạt chức năng và thẩm mỹ như răng tự nhiên.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân cần lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín, chuyên sâu về trồng răng Implant. Các yếu tố cần được đảm bảo bao gồm: trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của Bác sĩ, cơ sở vật chất và công nghệ ứng dụng, chất lượng dịch vụ, cam kết và chế độ bảo hành.
3. Tuân thủ chỉ định của Bác sĩ
Cả hai phương pháp cấy ghép Implant xương bướm và Implant xương gò má đều là “cứu cánh” cho những bệnh nhân mất răng bị tiêu xương hàm trên. Bệnh nhân không phải thực hiện các thủ thuật bổ trợ như nâng xoang, ghép xương nên quy trình sẽ được rút ngắn và ít xâm lấn hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo ca điều trị đạt được kết quả như mong muốn, bệnh nhân cần hợp tác tốt với Bác sĩ bằng cách tuân thủ đúng những chỉ định của Bác sĩ về chế độ ăn uống, cách chăm sóc, những điều cần tránh… trước, trong và sau khi thực hiện trồng răng Implant.
Trên đây, Trung tâm Implant Việt Nam đã chỉ ra những sự khác biệt giữa cấy ghép Implant xương bướm và Implant xương gò má. Hy vọng, với những thông tin này, Quý khách hàng có thể có thêm kiến thức để lựa chọn cho mình một giải pháp phù hợp và tối ưu nhất! Chúc Quý khách sức khỏe và bình an!
Bài viết liên quan
- Sử dụng Implant ở vùng xương bướm trong điều trị phục hình
- Hạn chế ghép xương với kỹ thuật Implant xương bướm
- Những điều cần biết về Implant xương bướm
- Những thách thức khi cấy ghép Implant xương bướm
- Ưu điểm của cấy ghép Implant xương bướm
- Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant xương bướm
- Làm thế nào để cấy ghép Implant xương bướm?
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant xương gò má