Tìm hiểu sự khác nhau giữa các loại Implant
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại trụ Implant đến từ các thương hiệu khác nhau. Những loại trụ này có cấu tạo và hình dáng bên ngoài tương đối giống nhau. Sự khác nhau giữa các loại Implant nằm ở công nghệ xử lý đỉnh trụ, công nghệ xử lý bề mặt, kích thước, khả năng chịu lực và khả năng tích hợp xương.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để lựa chọn được loại trụ phù hợp nhất với tình trạng của mình nhé.
Khái quát về trụ Implant
Trụ Implant là vật liệu cấy ghép nha khoa có hình ống được sản xuất chủ yếu từ Titanium thuần khiết. Mỗi trụ Implant sẽ bao gồm 2 bộ phận là trụ răng và Abutment. Trong đó, trụ răng có nhiệm vụ thay thế chân răng đã mất còn Abutment là khớp nối, có nhiệm vụ gắn kết trụ răng và răng sứ.
Trụ răng có hình trụ tròn với nhiều vòng ren xoắn xung quanh thân. Thân trụ được chế tác từ chất liệu đặc biệt và thiết thông minh nên dễ dàng tích hợp xương hàm, mang đến cảm giác tự nhiên như răng thật, hạn chế biến chứng tiêu xương. Độ dài tối thiểu của trụ Implant là 3mm và kích cỡ sẽ khác nhau giữa từng loại trụ.
Khớp nối Abutment có chức năng liên kết trụ Implant và răng sứ để tạo nên một chiếc răng với đầy đủ bộ phận như răng thật. Ngoài chức năng kết nối, bạn cũng có thể dễ dàng thay mới mão răng sứ bên trên mà không phải tác động nhiều tới trụ răng ở dưới.
>> Tham khảo: 5 Tiêu chí chọn trụ Implant chất lượng bạn nên xem ngay để không mắc sai lầm.
Sự khác nhau giữa các Implant
Các sản phẩm trụ chân răng hiện nay đều có thành phần và hình dáng bên ngoài tương tự như nhau. Vậy nên khách hàng rất khó nhận ra sự khác nhau giữa các loại Implant nha khoa.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Implant, sự khác biệt giữa các sản phẩm chân răng nhân tạo đến từ:
Công nghệ xử lý bề mặt
Vấn đề quan trọng nhất khi trồng răng Implant là trụ chân răng tích hợp được với mô xương. Để đảm bảo tối đa hiệu quả tích hợp, bề mặt trụ phải được xử lý sao cho giống với xương tự nhiên nhất.
Công nghệ xử lý bề mặt được xem như bí quyết riêng và cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa các loại Implant. Các công nghệ xử lý bề mặt hiện đại ngày nay gồm có công nghệ thổi cát, công nghệ thủy phân axit và công nghệ Active.
Công nghệ xử lý đỉnh trụ
Nếu vùng đỉnh trụ không được xử lý tốt, không chịu được áp lực lớn của quá trình ăn nhai thì sẽ gây ra tình trạng tiêu xương răng tại vùng tiếp giáp giữa Implant và nướu răng.
Bên cạnh đó, khe hở giữa chân răng giả và nướu răng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển, vậy nên, xử lý đỉnh trụ là kỹ thuật mà đơn vị sản xuất vật liệu cấy ghép nha khoa cần đặc biệt chú ý.
Hiện nay các công nghệ xử lý đỉnh trụ tân tiến đang được ứng dụng bao gồm: Công nghệ vi ren, công nghệ Laser, công nghệ Platform Switching.
Kích cỡ trụ
Hiện có rất nhiều hãng sản xuất trụ Implant trên thế giới, vậy nên sự có sự khác biệt về kích thước trụ giữa các hãng nhưng vẫn đảm bảo nằm trong một khoảng chuẩn nhất định.
Kích thước Implant sẽ tạo nên sự đa dạng trong phục hình răng, mỗi vị trí răng mất đều có khoảng cách tới xoang hàm, dây thần kinh, mật độ xương khác nhau ở từng khách hàng.
>> Bài viết đề xuất: Kinh nghiêm chọn trụ trồng răng Implant từ các hãng Top1 sản xuất Implant.
Khả năng chịu lực
Khả năng chịu lực là yếu tố cực kì quan trọng mà chân răng giả cần đảm bảo. Các trụ Implant chính hãng thường được xử lý kèm với một số thành phần sinh học đặc biệt để gia tăng hiệu quả tích hợp xương và bảo đảm cường độ chịu lực tối ưu nhất.
Sự khác biệt về khả năng chịu lực còn tùy thuộc vào ông nghệ sản xuất. Mặc dù vậy, sự chênh lệch về cường độ chịu lực giữa các loại Implant trên thực tế không quá đáng kể.
Khả năng tích hợp xương
Sự khác nhau giữa các loại Implant còn nằm ở tốc độ phục hồi và khả năng tích hợp mô xương. Sự khác biệt này đến từ cấu tạo bề mặt, công nghệ sản xuất và đặc điểm cấu trúc của trụ Implant.
Như vậy, sự khác nhau giữa các loại Implant nằm ở công nghệ xử lý bề mặt, công nghệ xử lý đỉnh trụ, kích cỡ, khả năng chịu lực và tích hợp xương. Để chọn lựa được loại trụ phù hợp nhất với tình trạng của mình, bạn hãy đến trung tâm Implant Việt Nam để các bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp nhé.
>> Bạn nên xem ngay giá làm răng Implant mới nhất 10/2024 để có thêm thông tin tham khảo trước khi quyết định.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm