Sưng lợi răng hàm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Sưng lợi răng hàm hay sưng nướu răng hàm là hiện tượng mô nướu phồng to, đỏ tấy, đau nhức và dễ bị chảy máu hơn bình thường. Tình trạng này có thể xảy đến do nhiều nguyên nhân như: mọc răng khôn, bệnh lý sâu răng hàm, áp xe răng, bệnh quai bị, bệnh sỏi tuyến nước bọt, viêm nướu răng, thói quen xấu trong ăn uống và chăm sóc răng miệng,… Nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách, lợi bị sưng tấy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Khi gặp tình trạng này, phương án tốt nhất là bạn nên tới trung tâm nha khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân cụ thể và tiến hành điều trị theo kế hoạch mà bác sĩ đưa ra. Trường hợp bạn chưa tới gặp bác sĩ ngay được thì có thể áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà để cải thiện các dấu hiệu sưng đau như sử dụng gừng tươi, chanh và muối, mật ong, quả nam việt quất, chườm đá lạnh,…
Sưng lợi răng hàm là gì?
Sưng lợi răng hàm hay sưng nướu răng hàm là hiện tượng mô nướu phồng to, đỏ tấy, đau nhức và rất dễ bị chảy máu khi chải răng hoặc phải chịu lực tác động mạnh.
Tình trạng này sẽ tiến năng hơn qua từng giai đoạn và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Giai đoạn đầu: Tình trạng sưng lợi răng hàm khi mới xảy ra sẽ có biểu hiện nướu răng phồng lên, ửng đỏ và dễ bị chảy máu hơn bình thường. Xương hàm, chân răng và các mô mềm xung quanh lúc này chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn sau: Chứng sưng nướu răng sẽ ngày càng tiến triển nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Khi đó, phần lợi bao quanh răng sẽ bị tụt dần về sau, hình thành các khe hở khiến thức ăn thường xuyên mắc lại dẫn đến nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân gây ra sưng lợi hàm dưới
Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới sưng nướu răng hàm, trong đó có nhiều nguyên nhân nghiêm trọng cần chữa trị chuyên môn. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
Sâu răng hàm
Một trong những bệnh lý răng miệng có tỉ lệ mắc cao và có thể gây ảnh hưởng tới bất kì răng nào trên cung hàm đó là sâu răng. Trong giai đoạn đầu, sâu răng thường không có biểu hiện gì nhưng khi tổn thương đã ở giai đoạn nặng thì sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Đau nhức răng
- Ê buốt răng
- Đau nhức nhẹ tới đau buốt khi sử dụng các thực phẩm lạnh, nóng và ngọt
- Răng đổi màu, xuất hiện các đốm đen hoặc nâu trên bề mặt
- Đau nhức khi nhai cắn
- Sưng nướu răng hàm khi răng bị sâu là răng hàm
Mọc răng khôn
Xem thêm: Nguyên nhân bị viêm lợi trùm răng khôn? Cách nhận biết và giải pháp điều trị hiệu quả
Răng khôn mọc ngầm, mọc sai hướng có thể là nguyên nhân gây đau nhức và sưng lợi. Cũng có trường hợp răng số 8 mọc thẳng, mới nhô lên khỏi nướu được một phần, tạo nên tình trạng mô nướu mở khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng và gây ra tình trạng sưng viêm, đau nhức.
Áp xe răng
Răng bị sâu trong thời gian dài không được chữa trị sẽ tiến triển nặng và gây nhiễm trùng quanh chân răng. Hiện tượng nhiễm trùng sẽ tạo thành túi mủ khi ở giai đoạn nặng, còn gọi là áp xe răng. Sưng tấy nướu răng cũng là một trong những biểu hiện của tình trạng này. Bệnh có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm nên bạn cần tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị dứt điểm, kịp thời.
Bệnh quai bị
Bệnh quai bị là chứng bệnh truyền nhiễm lây lan qua tuyến nước bọt do virus gây nên. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý này là sưng nướu răng hàm và má, chúng có thể diễn ra vào khoảng 12 đến 25 ngày sau khi bị nhiễm trùng lần đầu tiên. Các triệu chứng đi kèm khác bao gồm đau khớp, đau đầu, khô miệng, mệt mỏi, ăn không ngon, đau bụng nhẹ, sốt từ 38 độ trở lên.