Tác hại của mất răng hàm và giải pháp khắc phục
Mất răng hàm là trường hợp mất răng thường gặp. Tác hại của mất răng hàm bao gồm giảm sức nhai, tiêu xương hàm, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, gây xô lệch khớp cắn, mất thẩm mỹ, gây mất tự tin và giảm chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây mất răng hàm là gì?
Tìm hiểu về vị trí của răng hàm, nguyên nhân gây mất răng hàm sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tác hại của mất răng hàm và có giải pháp phòng ngừa hiệu quả.
Răng hàm gồm có hai nhóm chính: nhóm răng hàm nhỏ gồm răng số 4 và răng số 5, đảm nhiệm vai trò cắn, xé thức ăn và nhóm răng hàm lớn gồm răng số 6,7 (chưa tính răng khôn) đảm nhận vai tròn nhai và nghiền thức ăn.
Là những răng thực hiện chức năng ăn nhai chính của cả hàm răng nên nhóm răng hàm là nhóm răng dễ bị tổn thương dẫn đến mất răng. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây mất răng hàm:
- Bệnh lý về răng: Thức ăn thừa dễ bị giắt vào răng hàm, lâu dần tích tụ mảng bám vôi răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Những bệnh lý này nếu không kịp thời điều trị thì sẽ làm tổn thương nghiêm trọng và gây mất răng.
- Tuổi tác: Người già là đối tượng có tỷ lệ mất răng cao nhất. Nguyên do xuất phát từ hiện tượng lão hóa tự nhiên kèm theo tình trạng răng bị yếu đi do hoạt động ăn nhai trong thời gian dài.
- Chấn thương răng: Răng có thể bị nứt, mẻ, gãy, vỡ, rụng do tai nạn, va đập, té ngã… dẫn đến chấn thương.
- Không răng bẩm sinh: là một đặc điểm di truyền hoặc bất thường trong giai đoạn thai kỳ khiến bệnh nhân bị thiếu răng hoặc không răng bẩm sinh.
- Thói quen xấu: Vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá, ăn uống kém khoa học, dùng răng cắn vật cứng… là những thói quen xấu khiến răng bị tổn thương về lâu dài, hậu quả cuối cùng là mất răng.
Tác hại của mất răng hàm
Đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của mất răng hàm được đưa ra. Các nghiên cứu chứng minh mất răng hàm dù là số lượng ít hay nhiều cũng đều ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ:
1. Hạn chế khả năng ăn nhai
Như đã chia sẻ, răng hàm giữ vai trò ăn nhai chính nên thiếu răng hàm sẽ tác động tiêu cực đến chức năng của hàm răng. Hậu quả sẽ càng nghiêm trọng nếu mất răng số lượng nhiều hoặc mất răng lâu năm.
Bệnh nhân bị mất răng hàm thường gặp khó khăn khi ăn nhai, phải thường xuyên nhai 1 bên, thức ăn không được nghiền kỹ, ăn các thực phẩm mềm, lỏng và mất đi thú vui ăn uống.
2. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý toàn thân
Ăn nhai kém hiệu quả dẫn đến các bệnh lý về đường tiêu hóa. Sức khỏe bệnh nhân bị giảm sút vì không hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, giảm khả năng đề kháng và miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, mất răng cũng gây ra các chứng đau khớp thái dương hàm, đau đầu, đau tai… và làm trầm trọng thêm các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch…
3. Mất thẩm mỹ nghiêm trọng
Tác hại của mất răng dễ nhận biết nhất đó chính là vấn đề về thẩm mỹ. Sẽ không thể tự tin với một nụ cười để lộ các khoảng trống do mất răng. Ngoài ra, mất răng lâu năm còn dẫn đến những hệ lụy như má hóp, nướu teo, miệng móm, da nhăn nheo khiến ngoại hình đi xuống, trông già trước tuổi.
4. Tiêu xương hàm
Sau 3 tháng mất răng, xương hàm sẽ dần bị tiêu giảm do không có răng ăn nhai kích thích xương phát triển. Bị giảm chiều cao, chiều rộng và mật độ khiến xương hàm trở nên mỏng và yếu, dễ gãy. Khi không có xương hàm nâng đỡ thì khuôn mặt sẽ dần bị biến dạng và tăng chi phí điều trị về sau.
5. Xô lệch răng
Xô lệch răng là tình trạng răng bị dịch chuyển và đổ về phía các khoảng trống mất răng để lại khiến răng trở nên lộn xộn, khấp khểnh, không còn “ngay hàng, thẳng lối”. Xô lệch răng khiến khớp cắn hai hàm không còn ăn khớp với nhau, làm giảm khả năng ăn nhai, đồng thời gây khó khăn khi vệ sinh răng.
6. Sức khỏe răng miệng giảm sút
Khoảng trống do mất răng dễ bị kẹt thức ăn và khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và tấn công răng, gây ra các bệnh lý về răng miệng. Nhiều bệnh nhân bị mất răng dẫn đến viêm nha chu và bị mất răng hàng loạt.
7. Ảnh hưởng đến phát âm
Răng cùng với môi và lưỡi giúp chúng ta phát âm rõ ràng, chính xác. Nếu thiếu răng, khả năng phát âm sẽ bị giảm, không thể phát âm một số âm tiết. Bệnh nhân có thể nói không rõ chữ, nói ngọng, nói đớt…
Giải pháp khắc phục mất răng hàm
Tác hại của mất răng hàm thực sự rất nghiêm trọng. Để giảm thiểu tối đa mức ảnh hưởng do mất răng gây ra, bạn cần nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục. Có 3 phương pháp khắc phục mất răng hàm mà bạn có thể tham khảo:
1. Cấy ghép răng Implant (Trồng răng Implant):
Là giải pháp được đánh giá cao nhất nhờ khả năng phục hình cả chân răng và thân răng như một chiếc răng thật, từ đó đảm bảo ăn nhai chắc chắn, thẩm mỹ tự nhiên và ngăn ngừa được hiện tượng tiêu xương hàm. Đặc biệt trồng răng Implant phù hợp với tất các cả trường hợp mất răng.
2. Cầu răng sứ:
Có chi phí thấp hơn và điều trị nhanh hơn so với trồng răng Implant. Tuy nhiên cần phải mài răng thật để làm trụ nâng đỡ cầu răng.
Đồng thời khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của cầu răng sứ chưa đạt tối ưu, không thể ngăn tiêu xương và tuổi thọ còn thấp. Cầu răng sứ không thể áp dụng trong trường hợp mất răng hàm số 7 hoặc không có răng khỏe mạnh làm trụ đỡ.
3. Hàm giả tháo lắp:
Hàm giả tháo lắp là giải pháp truyền thống trong điều trị mất răng, được chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị mất răng nhưng có sức khỏe kém hoặc điều kiện tài chính chưa đủ để thực hiện các kỹ thuật phục hình khác.
Hàm giả tháo lắp có chi phí rẻ, thời gian phục hình nhanh nhưng thẩm mỹ và khả năng ăn nhai không được đánh giá cao, không thể ngăn ngừa tiêu xương hàm và có thể gây ra những bất tiện như bị rơi, gây đau nướu khi ăn nhai…
Bài viết này đã chỉ ra những tác hại của mất răng hàm cũng như các giải pháp điều trị mất răng hàm. Để nhanh chóng khắc phục tình trạng mất răng dưới sự trợ giúp từ chuyên gia hơn 25 năm kinh nghiệm và các thiết bị công nghệ nha khoa hiện đại, Quý khách vui lòng liên hệ với Trung Tâm Implant Việt Nam thông qua Hotline 1900 56 5678.
Bài viết liên quan
- Mất 1 răng hàm có sao không?
- Tác hại của mất răng hàm và giải pháp khắc phục
- Bị mất răng hàm - Nguyên nhân và cách điều trị
- Bảo hành trồng răng Implant tại trung tâm Implant Việt Nam
- Phục hình cầu răng trên trụ implant là gì?
- Trồng răng Implant không đau tại Implant Việt Nam
- Ưu điểm trồng răng trả góp tại Trung tâm Implant Việt Nam
- Tất tần tật những điều cần biết về implant