Trẻ bị sưng mộng răng điều trị như thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sưng mộng răng như: vệ sinh răng miệng sai cách, chế độ ăn uống không lành mạnh, thói quen sinh hoạt không tốt…
Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, trong bài viết này, Trung tâm Implant Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu giải pháp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sưng mộng răng
Sưng mộng răng ở trẻ em là một hiện tượng nhiễm trùng đang xảy ra trong mô mềm ở xung quanh răng. Chúng có thể phát triển tại viền nướu, gai nướu răng hoặc trên một nhóm răng tại một hoặc hai hàm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị sưng mộng răng. Trong đó có thể kể đến như:
- Thói quen sinh hoạt không tốt. Trẻ thường xuyên nhai cắn đồ vật, sử dụng tăm hoặc chải răng quá mạnh.
- Trẻ vệ sinh răng miệng sai sách, khiến thức ăn và mảng bám tích tụ trong kẽ răng và khe nướu, gây sưng tấy và đau nhức.
- Trẻ mọc răng khôn. Khi răng khôn mọc sẽ xâm lấn vào chân răng số 7, tạo nên khe hở nhét thức ăn, nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến viêm nhiễm, và sưng nướu răng.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh của trẻ. Ba mẹ cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt, đồ ngọt, nước có gas… Hoặc ăn nhiều đồ cay, nóng, dai, ma sát với lợi nhiều cũng sẽ khiến gây tổn thương cho nướu.
Các triệu chứng khi trẻ bị sưng mộng răng
Khi trẻ bị sưng mộng răng sẽ rất đau đớn và khó chịu. Vì vậy, nếu bố mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu sau cần đưa đến bác sĩ nha khoa để thăm khám và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp:
- Vùng nướu bị sưng và đỏ.
- Mủ có thể chảy ra từ vùng sưng.
- Răng có thể cảm thấy nhức nhối hoặc lung lay.
- Sự thay đổi về chiều dài của răng khi chạm vào.
- Nướu dễ chảy máu khi chải răng hoặc khi tác động áp lực nhẹ.
- Hơi thở có thể trở nên khó chịu do sự tích tụ vi khuẩn trong miệng.
>> Bài viết gợi ý: Sưng mộng răng ở trẻ em và giải pháp điều trị an toàn hiệu quả
Cách chữa trị cho trẻ bị sưng mộng răng
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu các triệu chứng khi trẻ bị sưng mộng răng. Dưới đây là 2 cách điều trị mà bạn có thể tham khảo:
Điều trị trẻ bị sưng mộng răng tại nhà
Nếu trẻ bị sưng mộng răng có triệu chứng nhẹ, ba mẹ có thể áp dụng cách chữa trị tại nhà bằng một số mẹo dân gian như sau:
- Massage nhẹ nhàng vùng nướu: Massage nhẹ nhàng vùng nướu sẽ giúp giảm đau nhức và làm dịu tình trạng sưng mộng răng.
- Chanh tươi: Chanh tươi chứa thành phần có tính kháng viêm cao. Sử dụng nước cốt chanh để thoa lên vùng nướu sưng và massage nhẹ nhàng.
- Súc miệng bằng nước muối Natri Clorid 0.9%: Súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lys giúp làm sạch và giảm vi khuẩn trong miệng, giúp nướu săn chắc và hồng hào hơn.
- Lô hội: Lô hội có tác dụng chống viêm, giảm đau và phục hồi mô nướu tổn thương. Sử dụng gel lô hội hoặc uống nước ép lô hội hàng ngày để giảm sưng mộng răng.
- Sử dụng lá kinh giới và lá lốt: Lá kinh giới và lá lốt có tác dụng kháng viêm và giảm sưng tấy. Đập nát lá kinh giới và lá lốt và bôi lên vùng nướu sưng mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng sưng nướu hiệu quả.
Giải pháp điều trị trẻ bị sưng mộng răng hiệu quả
Nếu ba mẹ áp dụng các cách trên mà không khỏi, biện pháp tốt nhất là đưa các bé đến địa chỉ nha khoa uy tín, có liệu trình điều trị phù hợp.
Trung tâm Implant Việt Nam là nơi bạn có thể tin tưởng để giúp cho con yêu của mình có một hàm răng chắc khỏe. Nơi đây sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng với quy trình thăm khám chuyên nghiệp.
Trước tiên, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành khám răng tổng quát để xác định tình trạng sức khỏe của răng và nướu của trẻ, cũng như mức độ sưng mộng răng. Dựa trên đánh giá này, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp.
Nguyên tắc khi điều trị sưng mộng răng đó là giảm đau, chống nhiễm trùng và dẫn lưu mũ. Trước tiên, bác sĩ sẽ điều trị chống viêm, loại bỏ các yếu tố như mảng bám, vôi răng, sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Nếu tình trạng sưng mộng răng nặng, hình thành áp xe thì phải chọc thủng và dẫn lưu, cắt bỏ áp xe nếu cần thiết.
Tùy vào tình trạng của từng bé, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi điều trị tại Trung tâm Implant Việt Nam.
Trên đây là những chia sẻ của trung tâm Implant Việt Nam về cách điều trị cũng như phòng ngừa cho trẻ bị sưng mộng răng. Hy vọng với những kiến thức này bố mẹ sẽ có phương pháp chăm sóc tốt nhất cho con yêu của mình.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm