Tụt lợi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Tụt lợi hay tụt nướu là hiện tượng chân răng lộ ra quá nhiều do nướu bị co lại, rút ngắn về phía chân răng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và làm răng trở nên nhạy cảm, suy yếu dần, thậm chí có thể lung lay và rụng đi.
Tụt nướu có thể xảy ra do các bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, sai lệch cấu trúc hàm răng bẩm sinh, khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng hoặc thói quen hút thuốc lá,…
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý này, bạn cần đến nha khoa thăm khám, đánh giá mức độ và điều trị triệt để theo chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm. Các phương án chữa trị thường được chỉ định là cạo vôi răng, thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, ghép nướu,…
Tụt lợi là gì?
Tụt lợi hay tụt nướu là hiện tượng chân răng lộ ra quá nhiều do nướu bị co lại, rút ngắn về phía chân răng. Vậy nên, đa số người gặp phải vấn đề này là người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khi xảy ra ở người trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Khi mới xuất hiện, lợi bị tụt thường không có biểu hiện quá khó chịu nên phần lớn người mắc đều bỏ qua chúng, không tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài mà không được chữa trị thì sẽ gây ra các cơn đau nhức chân răng, hàm răng, nướu lợi và thậm chí là đau đầu, ê buốt răng thường xuyên, lung lay răng và nguy cơ mất răng hoàn toàn có thể xảy đến.
Khi bị tụt nướu, khách hàng không chỉ phải đối mặt với những ảnh hưởng về sức khỏe răng miệng, sức khỏe thể chất mà còn gặp phải một vấn đề rắc rối khác đó là vẻ đẹp thẩm mỹ. Khi lợi bị tụt, chân răng sẽ lộ ra nhiều, vẻ đẹp thẩm mỹ của hàm răng giảm đi khiến người mắc cảm thấy tự ti, không thể nói cười thoải mái như trước được nữa. Không ít trường hợp tụt lợi nghiêm trọng còn khiến khách hàng bị mất răng, gây tác động nặng tới cả hoạt động ăn uống và giao tiếp xã hội.
Nguyên nhân gây ra tụt lợi
Lợi bị tụt có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Việc đánh giá chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn xác định phương án chữa trị đúng đắn và phù hợp. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tụt nướu chân răng, mời các bạn cùng tham khảo:
Các nguyên nhân bệnh lý
Người đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm liên quan đến răng miệng có nguy cơ cao bị tụt nướu. Cụ thể là các bệnh viêm lợi, viêm nướu, viêm quanh răng sẽ khiến người mắc có cảm giác khó chịu, sưng tấy lợi và có thể xuất hiện cả hiện tượng chảy máu chân răng. Những chứng bệnh này nếu không được điều trị sớm thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, trong đó bao gồm cả tụt lợi chân răng.
Bên cạnh đó, tình trạng viêm loét hoại tử cấp tính cũng là một nguyên nhân khiến cho lợi bị tụt.
Nguyên nhân từ thói quen vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng là yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ đến các vấn đề răng miệng. Nếu bạn chải răng không đúng cách, thường xuyên chải răng theo chiều ngang, chải răng bằng bàn chải quá cứng sẽ khiến nướu răng bị tổn thương. Chải răng quá ít hoặc không chải răng khiến vi khuẩn tích tụ và tấn công gây viêm nướu.
Hành động dùng tăm xỉa răng cũng rất dễ gây tổn thương nướu, lợi, làm nguy cơ viêm nhiễm tăng lên. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng chỉ nha khoa thay vì tăm nhằm tránh những thương tổn không đáng có nhưng nếu bạn dùng chỉ nha khoa không đúng cách thì tình trạng bệnh cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn như dùng chỉ sợi quá to, dùng quá nhiều lần trong ngày, tác động lực quá mạnh tới kẽ chân răng,…
Nguyên nhân do cấu trúc của hàm răng
Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu, nguy cơ tụt nướu ở những người có khớp cắn sai lệch sẽ cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền và tình trạng hẹp nướu bẩm sinh cũng là những nguyên nhân có thể khiến nướu bị tụt.
Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, các yếu tố dưới đây cũng được xem là tác nhân làm tăng nguy cơ tụt lợi chân răng:
- Khẩu phần ăn thiếu chất dinh dưỡng, nhất là vitamin C. Người thiếu vitamin C sẽ có khả năng cao bị viêm nướu Scorbut và nướu bị tụt là một trong những biến chứng do bệnh lý này gây nên.
- Những thói quen xấu từ khi khi còn nhỏ như mút tay, ngậm bút chì, nhai kẹo cao su, nhai cắn vật cứng,… dễ ảnh hưởng đến cấu trúc răng và tăng nguy cơ làm lợi bị tụt.
- Hút nhiều thuốc lá. Thành phần thuốc lá chứa rất nhiều chất có hại đối với sức khỏe hệ miễn dịch như Nicotin, Acid Cyanhydric, Monoxide Carbon. Khi chức năng hệ miễn dịch không còn tốt thì các bệnh lý về răng miệng cũng xảy ra thường xuyên hơn và tụt nướu cũng là một hậu quả của việc sử dụng thuốc lá.
Dấu hiệu nhận biết người bị tụt lợi
Ngoài việc tìm hiểu tụt lợi là gì và các nguyên nhân làm cho lợi bị tụt, bạn cũng cần nắm được các dấu hiệu nhận biết bệnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng phức tạp. Cụ thể, người mắc chứng tụt nướu sẽ có những triệu chứng như sau:
- Thường xuyên bị chảy máu nướu, nhất là chỉ chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
- Xuất hiện các kẽ hở ở phần nướu, nướu không còn ôm sát chân răng hoặc sưng tấy nướu là dấu hiệu điển hình của chứng tụt lợi.
- Răng nhạy cảm hơn khi ăn thực phẩm nóng, lạnh, cay hoặc chua. Có cảm rùng mình, ê buốt răng và không muốn tiếp tục ăn nữa.
- Hơi thở xuất hiện mùi khó chịu ngay cả khi mới đánh răng xong hoặc không ăn các món ăn có mùi nặng.
- Khoảng cách giữa các răng xa dần, xuất hiện tình trạng xô lệch hàm.
- Phần nướu răng teo dần, tụt xuống làm chân răng lộ ra ngày càng nhiều hơn.
Xem thêm: Tìm hiểu về nong xương, ghép xương, nâng xoang?
Những hậu quả khi bị tụt lợi chân răng
Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời, chứng tụt nướu sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ:
Gây mất thẩm mỹ
Răng tại vị trí nướu bị tụt sẽ dài hơn bình thường, trường hợp nặng có thể nhìn rõ chân răng. Bên cạnh đó, kẽ răng thường có khoảng hở khiến lớn làm thức ăn thường xuyên mắc vào. Do vậy, hàm răng sẽ mất đi nét đẹp thẩm mỹ vốn có khiến người mắc tự ti về bản thân và e ngại khi giao tiếp với người xung quanh.
Mất răng vĩnh viễn
Tụt nướu nếu không được chữa trị sẽ khiến cấu trúc xương và các mô nướu bị thương tổn nặng nề. Một khi cấu trúc xương không còn nguyên vẹn thì khả năng nâng đỡ, giữ vững răng trên cung hàm cũng dần suy yếu và nguy cơ mất răng vĩnh viễn là rất cao.
Tăng độ nhạy cảm của răng
Lợi bị tụt khiến phần ngà răng lộ ra ngoài nhiều hơn và khiến răng trở nên nhạy cảm. Đặc biệt là khi ăn các món ăn quá chua, ngọt, quá lạnh hoặc quá nóng,… Thậm chí khi chải răng hoặc chỉ cần hít không khí lạnh bạn cũng cảm thấy khó chịu và ê buốt răng.
Tụt lợi chân răng có có chữa được không? Điều trị thế nào?
Tụt lợi chân răng có thể chữa trị được và tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án điều trị phù hợp để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Đối với trường hợp tụt nướu chân răng nhẹ, không có triệu chứng ê buốt
Khi nướu bị tụt nhẹ, chưa có tình trạng ê buốt răng thì biện pháp điều trị tương đối đơn giản:
- Thay đổi cách chải răng nếu bạn đang chải răng sai cách. Hãy tập chải răng theo chuyển động tròn hoặc theo chiều dọc để loại bỏ mảng bám mà không gây hại đến nướu, răng. Hành động chải răng theo chiều ngang sẽ khiến nướu bị tụt nhiều hơn nên không cần sửa đổi ngay.
- Sử dụng nước súc miệng có thành phần kháng khuẩn để giảm ê nhức, đau buốt và bào mòn chân răng.
- Dùng chỉ nha khoa đúng cách thay thế cho tăm xỉa răng để tránh làm mòn kẽ răng.
- Cạo vôi răng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vôi răng dưới nướu, làm sạch ổ viêm và hồi phục mô nha chu.
- Với các trường hợp lộ chân răng và men răng bị mòn khuyết nhiều thì cần thực hiện bọc răng sứ hoặc trám răng.
Đối với trường hợp tụt nướu nặng, kèm theo các triệu chứng khó chịu khác
Đến giai đoạn nặng, tình trạng tụt nướu chân răng có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, cảm giác ê buốt xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Lúc này, cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.
Phần lớn các tình trạng tụt lợi đều có thể được khắc phục bằng phương pháp ghép vạt lợi nhằm khôi phục lại phần lợi bao phủ chân răng.
Các kỹ thuật ghép lợi thường được áp dụng bao gồm:
- Ghép lợi tự thân.
- Ghép vạt lợi có chân nuôi.
- Ghép tổ chức liên kết bên dưới biểu mô.
Kỹ thuật ghép lợi thích hợp nhất sẽ được bác sĩ tư vấn sau khi thăm khám và xác định rõ mức độ bệnh, cấu trúc răng, số lượng răng cũng như vị trí lợi bị tụt.
Nếu khách hàng có tình trạng mất răng, tiêu xương do tụt nướu nặng lâu này thì bác sĩ sẽ thực hiện ghép xương và trồng răng implant trước để khôi phục răng đã mất. Tiếp theo kiểm tra tình trạng lợi bị tụt rồi mới cân nhắc xem có cần ghép lợi không.
Trên thực tế, để xác định phương án chữa trị lợi bị tụt chính xác thì cần dựa vào tình hình sức khỏe răng miệng của từng người. Vậy nên khi gặp bệnh lý này, bạn hãy nhanh chóng tới trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
Mọi băn khoăn về chứng tụt lợi hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh nha khoa. Bạn đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay số điện thoại đường dây nóng 1900 56 5678. Hoặc đến trực tiếp phòng khám trung tâm Implant Việt Nam để được thăm khám và tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia đầu ngành.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống