Vai trò của CT Cone Beam 3D trong Implant xương bướm
Sự phát triển của công nghệ nha khoa kỹ thuật số đã cho phép các Bác sĩ khai thác những kỹ thuật Implant đặc biệt để mang lại cơ hội phục hình răng mất cho những bệnh nhân gặp khó khăn với cấy ghép Implant truyền thống.
Vai trò của CT Cone Beam 3D trong Implant xương bướm và các công nghệ hiện đại khác cho phép việc cấy ghép Implant xương bướm đạt tỷ lệ thành công vượt hơn 95%, hạn chế tối đa xâm lấn và mang lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân mất răng hàm trên bị tiêu xương phức tạp.
Cấy ghép Implant xương bướm hoạt động như thế nào? Lợi ích khi thực hiện
Trước khi làm rõ vai trò của CT Cone Beam 3D trong Implant xương bướm, Trung tâm Implant Việt Nam xin mời Quý khách cùng tìm hiểu tổng quan thông tin về kỹ thuật Implant đặc biệt này nhé!
Implant xương bướm là sự lựa chọn tuyệt vời cho những bệnh nhân mất răng hàm trên không thể sử dụng cấy ghép Implant thông thường (Implant truyền thống) để phục hồi răng bị mất vì lý do tiêu xương hàm đáng kể.
Cấy ghép Implant xương bướm hoạt động bằng các trụ Implant dài (tối thiểu 15mm) được cấy vào vùng xương cánh bướm. Chiều dài tăng lên cho phép Implant bám chặt, ổn định trong xương bướm và có khả năng hỗ trợ toàn bộ trọng lượng của răng mới ngay sau khi cấy ghép.
Vì không được cấy vào xương hàm, Implant xương bướm cho phép bệnh nhân tiêu xương nghiêm trọng có thể thực hiện trồng răng Implant mà không bị ảnh hưởng bởi tình trạng xương hàm, không cần thực hiện các biện pháp tăng cường xương như nâng xoang, ghép xương. Đây chính là điểm khác biệt giữa Implant xương bướm và kỹ thuật Implant thông thường.
Sau khi cấy ghép vào đúng vị trí, Implant sẽ dần dần hợp nhất với xương bướm thông qua một quá trình tích hợp xương. Sự tích hợp này rất quan trọng vì giúp cho trụ Implant trở nên cố định trong xương, tạo nền tảng vững chắc cho phục hình răng bên trên. Những lợi ích khi thực hiện Implant xương bướm có thể kể đến như:
- Cấu tạo răng giống với răng tự nhiên, gồm chân răng và thân răng, từ đó giúp phục hồi chức năng ăn nhai chắc chắn và thẩm mỹ tự nhiên, nâng cao sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng quát và sự tự tin cho bệnh nhân.
- Implant xương bướm không phụ thuộc vào chất lượng xương hàm, không cần thực hiện nâng xoang, ghép xương, do đó có thể giảm thiểu mức độ xâm lấn, hạn chế sưng đau và biến chứng, tăng hiệu quả và an toàn.
- Phù hợp với cả những bệnh nhân mất răng hàm trên lâu năm, mất đoạn xương hàm trên, không răng bẩm sinh, tiêu xương phức tạp.
- Có thể phục hình răng tạm tức thì sau đặt trụ mà không cần chờ lành thương.
- Rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.
- Kết hợp linh động với các phương pháp Implant khách trong điều trị mất nhiều răng, mất răng toàn hàm…
- Tuổi thọ của răng Implant có thể lên đến 20 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu được chăm sóc và bảo tồn đúng cách.
Vai trò của CT Cone Beam 3D trong Implant xương bướm
CT Cone Beam 3D là công nghệ chụp phim kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Y tế nói chung và nha khoa nói riêng. Công nghệ này cung cấp dữ liệu hình ảnh 3D rõ nét với lượng bức xạ rất thấp, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm: Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong Implant xương bướm
Như đã giới thiệu, Implant xương bướm là một giải pháp “cứu cánh” cho những bệnh nhân bị mất răng sau hàm trên, không phù hợp với Implant truyền thống do chất lượng và số lượng xương hàm kém. Tuy nhiên, đây cũng là một kỹ thuật rất phức tạp do vị trí đặc biệt của xương bướm.
Do đó, việc chẩn đoán ban đầu vô cùng quan trọng, Bác sĩ cần quan sát được cấu trúc giải phẫu răng hàm mặt của bệnh nhân để đưa ra những đánh giá chuẩn xác, từ đó xác định bệnh nhân có phù hợp với Implant xương bướm hay không, nếu thực hiện được thì vị trí, chiều dài và góc Implant như thế nào để không xâm phạm đến cấu trúc quan trọng xung quanh.
Lúc này vai trò của CT Cone Beam 3D trong Implant xương bướm sẽ được thể hiện rõ ràng vì phim chụp CT Cone Beam 3D vô cùng rõ nét, cho phép Bác sĩ khảo sát cấu trúc răng, xương, thần kinh, mạch máu, mô xung quanh, đánh giá thể tích và mật độ của xương để lên kế hoạch điều trị chính xác và hiệu quả.
Nhờ dữ liệu được cung cấp từ hệ thống máy CT Cone Beam 3D, Bác sĩ có thể tránh được những sai sót trong quá trình lên kế hoạch, đo lường và tính toán chính xác những thông số trụ Implant, chiều sâu mũi khoan để không xâm lấn đến cấu trúc quan trọng xung quanh, bảo vệ an toàn tối đa cho bệnh nhân của mình, điều mà các công nghệ cũ không thể làm được.
Đồng thời, hệ thống này còn cho phép Bác sĩ lập kế hoạch và điều chỉnh trên máy tính kết nối dữ liệu từ hệ thống, từ đó giúp Bác sĩ tối ưu hóa quy trình làm việc, rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả. Phần mềm lập kế hoạch hỗ trợ Bác sĩ mô phỏng đúng hình dạng, kích thước để có thể thiết kế và chế tác Implant tương thích với cấu trúc giải phẫu của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, hệ thống CT Cone Beam 3D còn cho phép truyền dữ liệu đến phần mềm định vị cấy ghép răng Implant X-Guide Navigation, giúp Bác sĩ cấy trụ Implant vào vị trí lý tưởng, không xâm lấn cấu trúc quan trọng, mang đến trải nghiệm trồng răng nhẹ nhàng, an toàn, không đau cho bệnh nhân.
Sự ra đời của công nghệ CT Cone Beam 3D đã tạo ra một bước đột phá lớn trong lĩnh vực Implant nha khoa. Bên cạnh vai trò CT Cone Beam 3D trong Implant xương bướm thì vai trò của các công nghệ nha khoa hiện đại khác cũng là nền tảng để giúp các ca điều trị từ đơn giản đến phức tạp đạt được thành công.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống