Người cao huyết áp có thể trồng răng Implant được không?
Cao huyết áp là gì? Nguy hiểm thế nào?
Khái niệm cao huyết áp
Trước khi trả lời câu hỏi người cao huyết áp có thể trồng răng implant được không, ta cần phải hiểu rõ cao huyết áp là bệnh gì và có nguy hiểm không.
Cao huyết áp hay còn được gọi là tăng huyết áp là một loại bệnh lý mãn tính khi bị áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao sẽ gây ra nhiều áp lực cho tim, làm tăng gánh nặng cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng khác như: Tai biến mạch máu não, bệnh suy tim, tim mạch vành, bệnh nhồi máu cơ tim,...
Một số loại bệnh cao huyết áp chủ yếu, gồm có:
- Cao huyết áp vô căn: Loại bệnh này thường không có nguyên nhân cụ thể và khá phổ biến, chiếm đến 90% các trường hợp
- Tăng huyết áp thứ phát: Là loại tăng huyết áp có liên quan đến một số bệnh lý khác trên thận, động mạch, bệnh van tim và bệnh nội tiết
- Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Là loại bệnh khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương lại bình thường
- Tăng huyết áp trong thời gian mang thai, bao gồm cả tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Đây là cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
- Người bị cao huyết áp thông thường áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, tạo nhiều sức ép hơn đến các mô và làm cho các mạch máu bị tổn hại theo thời gian.
Mức độ nguy hiểm của bệnh cao huyết áp như thế nào?
Bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra rõ ràng. Nhưng nó lại có thể gây ra tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm suy giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến hiện tượng đột quỵ, đau tim, và suy tim. Các bộ phận khác trong cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng từ đó mà dễ bị tổn thương.
Người bị cao huyết áp trong nhiều năm vẫn có thể không cảm nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào. Ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng, tổn thương mạch máu và tim của bạn vẫn tiếp tục diễn ra và có thể được phát hiện. Huyết áp cao không được kiểm soát làm tăng thêm nguy cơ mắc vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh đau tim và đột quỵ.
Huyết áp cao thường sẽ phát triển trong nhiều năm và có thể ảnh hưởng đến gần như tất cả mọi người. May mắn thay, huyết áp cao có thể dễ dàng được phát hiện nếu bạn chăm kiểm tra tổng quát. Và một khi bạn biết mình bị huyết áp cao, bạn có thể làm việc với bác sĩ để có thể kiểm soát triệu chứng này hiệu quả hơn.
Thực sự, người bị cao huyết áp nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt, có thể dẫn đến các chuyển biến phức tạp, âm thầm hủy hoại sức khỏe. Bệnh tăng huyết áp ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan khác như tim mạch, thận hay mắt.
Người bị cao huyết áp có trồng răng Implant được không?
Trồng răng implant cho người cao huyết áp là trường hợp rất đặc biệt, có khá nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới khách hàng. Người mắc bệnh cao huyết áp cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định trồng răng implant.
Lý do là bởi trong quá trình phẫu thuật cấy trụ implant vào xương hàm, các bác sĩ sẽ phải sử dụng các biện pháp gây tê hoặc gây mê. Việc sử dụng thuốc gây tê trên khách hàng bị cao huyết áp có thể dẫn đến co mạch, vỡ mạch máu não, trường hợp tệ nhất là dẫn tới tử vong.
Về khả năng có thể cấy ghép, bác sĩ sẽ phân loại người bị cao huyết áp thành 2 nhóm. Bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có thể đưa ra các hướng điều trị nhằm đưa huyết áp về lại mức an toàn.
- Với các trường hợp khách hàng mắc bệnh cao huyết áp có thể điều trị được, bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng sử dụng thuốc cho đến khi huyết áp nằm ở mức ổn định, sau đó xác định lại khả năng cấy ghép.
- Đối với trường hợp huyết áp cao dao động, việc điều trị có thể sẽ phức tạp hơn và khả năng cấy ghép cũng thấp hơn. Có những trường hợp khách hàng bị huyết áp cao dao động được chỉ định không phẫu thuật để đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, khách hàng có tâm lý không được ổn định, dễ lo lắng, hồi hộp trong quá trình phẫu thuật cũng sẽ khiến cho huyết áp bỗng tăng cao đột ngột, gây nguy hiểm đến sức khỏe của khách hàng.
Vì sao người cao huyết áp nên cẩn trọng khi cấy ghép Implant?
Theo như thống kê của Hội Tim mạch học Việt Nam (2015), có đến 47,3% người Việt Nam (khoảng 20,8 triệu người) mắc phải hộ chứng tăng huyết áp.
Đặc biệt, trong số những người bị cao huyết áp có tới:
- 39,1% (khoảng 8,1 triệu người) không biết được mình đang bị mắc bệnh cao huyết áp.
- 7,2%( khoảng 0,9 triệu người) không được điều trị bệnh cao huyết áp.
- 69% (khoảng 8,1 triệu người) chưa kiểm soát được bệnh cao huyết áp của mình.
Theo như thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp ngày càng tăng thêm và độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa, phần lớn là người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Có đến khoảng 30% người từ 60 – 65 tuổi và 40% người trên 65 tuổi mắc bệnh cao huyết áp.
Bên cạnh đó, tuổi trung niên cũng là giai đoạn bạn dễ bị mất răng và phải thực hiện trồng răng Implant mới có thể cải thiện được sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, khi là người bị cao huyết áp, bạn phải cẩn trọng khi có mong muốn trồng răng Implant vì:
- Trong quá trình cấy ghép Implant phục hồi lại chân răng đã mất, các Bác sĩ sẽ phải sử dụng thuốc tê để giúp khách hàng trồng răng không bị đau. Mà trong thuốc tê thường có chất gây ra hiện tượng co mạch – có thể dẫn đến huyết áp của khách hàng không ổn định rất khó tiến hành trồng răng Implant.
- Thêm vào đó, khách hàng có tâm lý không ổn định cũng dễ gây ra tình trạng tăng huyết áp. Việc lo lắng quá mức, sợ đau sẽ làm cho tim đập nhanh, co bóp liên tục khiến tốc độ lưu lượng máu tăng dẫn đến tăng huyết áp.
Người cao huyết áp cần xét nghiệm gì trước khi trồng Implant?
Các yếu tố sẽ được kiểm tra trước khi cấy ghép Implant cho người cao huyết áp bao gồm xét nghiệm máu và kiểm tra các bệnh lý mãn tính, kiểm tra bệnh về răng miệng và xương hàm.
Xét nghiệm máu
Trước khi thực hiện cấy ghép Implant, khách hàng cần kiểm tra tình trạng hiện tại của bản thân. Đặc biệt là đối với người trung niên mắc phải bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường hay huyết áp. Mọi người cần phải nắm rõ vấn đề của mình liệu có đủ điều kiện để phẫu thuật implant hay không.
Các bác sĩ sẽ dựa vào những chỉ số sau khi xét nghiệm máu để biết được tình trạng của khách hàng. Các chỉ số sẽ bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nếu như chúng ổn định tức là khách hàng hoàn toàn đạt đủ điều kiện thực hiện cấy ghép Implant.
Ngoài ra, còn có các chỉ số đường huyết, đông máu và tốc độ máu cũng cần được xét nghiệm thật cẩn thận. Vì chúng dùng để kiểm soát quá trình xét nghiệm trước khi khách hàng sử dụng kỹ thuật cấy ghép Implant.
Kiểm tra các bệnh lý mãn tính
Theo phân tích cho thấy, hơn 50% người 60 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi hội chứng cao huyết áp. Vậy nên, sử dụng kỹ thuật cấy ghép Implant cho người cao huyết áp là một việc cần phải lưu ý. Trước tiên, bác sĩ nha khoa và chuyên khoa sẽ xem xét lịch sử bệnh án của khách hàng. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ có các hướng kiểm soát tình trạng đó khi cấy ghép răng Implant. Nhờ vậy, bác sĩ nha khoa sẽ có thể tiến hành phẫu thuật cấy implant một cách thuận lợi hơn.
Thông thường, sẽ có hai bước giúp giảm bớt nỗi lo khi cấy ghép Implant cho khách hàng:
- Đầu tiên, bác sĩ cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ theo dõi huyết áp của khách hàng. Nếu xuất hiện trở ngại sẽ được bác sĩ phát hiện kịp thời và nhanh chóng điều trị. Hơn nữa, các thao tác chữa trị cũng phải vô cùng cẩn trọng và đảm bảo an toàn. Khách hàng cảm thấy được chăm sóc chu đáo sẽ hình thành tâm lý thoải mái hơn trước khi thực hiện ca phẫu thuật.
- Tiếp theo, khách hàng cần được bác sĩ chỉ định uống thuốc ổn định huyết áp đúng giờ và liều lượng. Việc này nhằm hạn chế tối đa các riệu chứng làm tăng hay tụt huyết áp trong quá trình trồng răng Implant.
Kiểm tra bệnh lý răng miệng
Trước tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các vị trí răng đã mất nhằm xác định được nguyên nhân cụ thể. Sau đó, họ sẽ tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng nếu có trước khi cấy ghép implant.
Những bệnh lý thông thường như nha chu, viêm tủy hay sâu răng là nguyên nhân hàng đầu của việc dẫn đến mất răng. Nếu không được chữa trị dứt điểm hoàn toàn sẽ dẫn đến nhiều trở ngại trong việc cấy ghép Implant cho người cao huyết áp. Quan trọng nhất là khả năng tiêu xương hàm trầm trọng khiến cho trụ Implant bị lung lay và rơi ra.
Do đó, khách hàng cần loại bỏ triệt để các bệnh lý răng miệng đó trước khi thực hiện trồng răng Implant. Điều này đảm bảo được độ bền của răng Implant về sau cũng như sức khỏe răng miệng của khách hàng.
Các yếu tố về xương
Răng Implant có thể ăn nhai một cách vững chắc nhờ có trụ Implant được tích hợp với xương hàm hệt như chân răng thật. Để có thể trồng răng Implant, xương hàm phải đảm bảo chất lượng lẫn số lượng xương nằm trong ngưỡng cho phép. Đồng thời thành xương hàm phải đạt đủ độ dày để có thể chứa đựng chân răng giả.
Chất lượng, số lượng xương
Xem thêm: Triệu chứng mòn cổ chân răng? Bệnh lý nha khoa phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua
Chất lượng, số lượng xương (chỉ số HU) của khách hàng phải đạt từ 350HU đến 1250HU mới có thể tiến hành trồng răng Implant.
Nếu chỉ số HU của xương thấp quá mức chó phép, chứng tỏ xương của khách hàng đã quá loãng, khi đặt trụ Implant dễ bị rơi, khó thực hiện các thao tác. Còn ngược lại, khi chỉ số HU của xương quá cao thì mật độ tế bào xương sẽ vô cùng đặc. Mạch máu trong xương đặc rất ít nên không đủ điều kiện để nuôi dưỡng thành xương hoàn toàn kéo dài quá trình lành thương.
Thành xương hàm
Chụp phim CT toàn hàm bằng máy X-Quang ConeBeam CT có thể giúp bác sĩ xác định được tình trạng xương hàm, xoang hàm và vùng mất răng của khác hàng có đủ điều kiện trồng răng Implant hay không.
Trong trường hợp xương hàm của khách hàng có số lượng và chất lượng tốt nhưng lại có thành xương hàm quá mỏng cũng không thể trồng răng Implant được.
Khi vừa mới mất răng, thành xương hàm sẽ có chiều dày đạt tiêu chuẩn, chất lượng xương và độ đàn hồi của nướu đều ở trạng thái tốt nên có thể trồng chân răng giả.
Trong trường hợp khách hàng đã bị mất răng lâu ngày, bị tiêu xương hàm nên mật độ xương hàm vô cùng mỏng, không đạt đủ diện tích để trồng răng Implant.
Thông thường, các trường hợp bị mất răng lâu ngày chỉ có thể thực hiện biện pháp ghép thêm xương mới có thể tiến hành cấy ghép Implant cho người cao huyết áp và lấy lại được khả năng ăn nhai như răng thật.
Trước khi sử dụng kỹ thuật cấy Implant, kiểm tra và xét nghiệm là những bước rất quan trọng trong cả quy trình. Quá trình kiểm tra răng miệng hay sức khỏe sẽ giúp khách hàng an tâm và thoải mái hơn nhiều trước khi phẫu thuật. Vì họ có thể biết trước được tình trạng sức khỏe của mình, hạn chế sự lo lắng khi cấy ghép Implant.
Một số lưu ý để trồng răng Implant an toàn cho người cao huyết áp
Để có thể phục hồi răng Implant một cách an toàn, thành công, người bị cao huyết áp cần đặc biệt lưu ý trong suốt cả quá trình trồng răng. Không chỉ trước và trong quá trình cấy implant, mà ngay cả sau khi đã phục hồi răng thành công, khách hàng cũng nên duy trì những thói quen tốt để răng luôn được chắc bền.
Trước khi trồng Implant
Trước khi cấy ghép răng Implant, người bị huyết áp cao nên cân nhắc những điều sau:
Lựa chọn nha khoa
Khách hàng cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện khi bị mất răng mà vẫn muốn nhờ trồng răng Implant để lấy lại tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Đặc biệt càng phải thật cẩn trọng đối với những người cao huyết áp trong việc chọn nha khoa chuyên sâu.
Bác sĩ thực hiện cấy ghép yêu cầu phải có kinh nghiệm dày dặn về lĩnh vực trồng răng, nắm bắt và thấu hiểu tâm lý của khách hàng.
Cơ sở làm răng cần phải được trang bị và không ngừng cập nhật máy móc trồng răng tân tiến nhất. Với trường hợp cấy ghép implant cho người cao huyết áp, cũng cần chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ cần thiết để đề phòng trong trường hợp huyết áp đột ngột tăng cao.
Trao đổi với cả Bác sĩ trồng răng Implant và Bác sĩ chuyên khoa huyết áp
Khách hàng cần phải hỏi chi tiết bác sĩ chuyên khoa huyết áp về tình trạng của mình, sau đó thông báo đầy đủ với bác sĩ nha khoa tại cơ sở điều trị.
Bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra các quyết định về việc người bị huyết áp cao có thể trồng răng được không, sau khi đã xem xét tình trạng bệnh lý và làm những xét nghiệm cần thiết. Ngoài ra, khách hàng cũng cần phải thông báo đầy đủ các bệnh lý cơ thể khác để bác sĩ chủ động hơn trong việc xây dựng phác đồ điều trị một cách chuẩn xác nhất.
Chụp CT kiểm tra
Chụp CT nhằm kiểm tra chất lượng xương và răng là những yêu cầu bác sĩ bắt buộc phải thực hiện trước khi trồng răng Implant. Dựa vào kết quả phim chụp CT, bác sĩ sẽ có thể xác định được rõ ràng tình trạng xương hàm của khách hàng, đưa ra được phương án điều trị hiệu quả, hạn chế sưng đau giúp trụ Implant nhanh chóng tích hợp với xương hàm.
Lựa chọn loại trụ Implant phù hợp cho khách hàng
Mỗi vị trí răng đã mất sẽ có những đặc điểm khác nhau, điều này dẫn tới trụ Implant trồng răng cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Nếu vị trí răng đã mất có hàm lượng xương hàm thấp, thể tích xương hàm nhỏ nên lựa chọn trụ loại trụ Implant có kích thước nhỏ như trụ Straumann, Nobel Biocare,... Ngược lại, trường hợp vị trí răng đã mất có chất lượng xương hàm tốt, thể tích xương nhiều, thì nên lựa chọn loại trụ có kích thước lớn như Dentium hay Osstem.
Giữ tinh thần luôn lạc quan
Tâm lý của khách hàng có vai trò rất quan trọng trước, trong và sau khi cấy ghép implant. Tâm trạng thoải mái, lạc quan giúp cho quá trình phục hồi răng của khách hàng nhẹ nhàng và êm ái hơn. Nếu luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng sẽ khiến huyết áp của khách hàng dần tăng cao, ảnh hưởng không tốt tới việc phục hồi răng.
Thay đổi lối sống
Để có thể cấy ghép Implant cho người cao huyết áp an toàn, trước khi phục hồi cần phải thay đổi các thói quen sinh hoạt, hạn chế những hoạt động ảnh hưởng xấu đến huyết áp như ăn nhiều đồ dầu mỡ hay sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê,...
Sử dụng các loại thuốc điều trị cao huyết áp
Nhiều khách hàng cần phải sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn để có thể kiểm soát huyết áp, cần phải thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có công dụng kiểm soát huyết áp trong Nha khoa như thuốc cường Adrenergic, thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn Beta, …
Trong quá trình thực hiện cấy ghép trụ Implant
Trong quá trình cấy ghép Implant cho người cao huyết áp, đôi khi việc căng thẳng cũng khiến cho khách hàng bị tăng huyết áp. Do đó, Nha khoa cần phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và Bác sĩ cần chuẩn bị 2 bước quan trọng để khách hàng giảm bớt căng thẳng và kiểm soát tốt được tình trạng này:
- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị nhằm theo dõi huyết áp để có thể phát hiện và kiểm soát kịp thời. Bên cạnh đó, các thao tác điều trị đều phải thật sự cẩn thận để khách hàng luôn trong trạng thái thoải mái nhất.
- Trước khi bước vào giai đoạn điều trị, khách hàng sẽ được Bác sĩ cho uống loại thuốc ổn định huyết áp, ngăn ngừa triệu chứng tăng hay tụt huyết áp trong khi thực hiện. Chỉ khi huyết áp bình thường trong mức cho phép, Bác sĩ mới có thể tiến hành các bước đầu trong quá trình cấy ghép trụ Implant.
Sau khi trồng Implant
Sau khi đã hoàn thành cấy ghép Implant, khách hàng cần thiết phải thay đổi những thói quen sinh hoạt không tốt. Điều này giúp trụ Implant mau chóng được tích hợp và vết thương mau lành:
- Duy trì được lối sống lành mạnh: Khách hàng nên từ bỏ những thói quen gây hại đến sức khỏe của mình như uống rượu bia hay hút thuốc lá... Không nên ăn đồ ăn dầu mỡ, đồ chiên rán, khó tiêu hóa, nên giảm muối trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, đối với người cao tuổi hãy kết hợp nghỉ ngơi và tập thể dục, duy trì luyện tập nhẹ nhàng.
- Phối hợp với Bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng và bệnh lý sau khi trồng Implant: Khách hàng cần phải theo dõi sát sao tình hình sức khỏe cũng như vết thương sau khi cấy ghép Implant. Nếu thấy vết thương bị sưng đau bất thường nhiều ngày không khỏi, khách hàng nên đến ngay cơ sở Nha khoa để bác sĩ có thể thăm khám và điều trị kịp thời.
- Thăm khám theo lịch hẹn với Bác sĩ tại nha khoa: Sau khi cấy ghép Implant thành công, khách hàng nên duy trì thói quen thăm khám răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng tại cơ sở Nha khoa uy tín. Việc duy trì tái khám để Bác sĩ có thể thăm khám và theo dõi sát sao tình hình sức khỏe răng miệng, đảm bảo việc phục hồi răng thành công.
Đối với bác sĩ
Để quá trình cấy ghép implant cho người cao huyết áp diễn ra an toàn và hiệu quả, các bác sĩ cần chú ý:
- Kiểm tra kỹ lưỡng tiền sử bệnh lý của khách hàng: Khi gặp trường hợp khách hàng có tiền sử mắc các bệnh lý nền nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường, bác sĩ cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và khả năng thực hiện việc cấy ghép implant cho khách hàng.
- Có kiến thức chuyên sâu về cả nha khoa lẫn đa khoa để có thể đưa ra hướng xử lý tốt nhất cho mỗi trường hợp khách hàng.
- Thật sự cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc gây tê cho khách hàng, không sử dụng các loại thuốc có khả năng gây co mạch
- Trang bị đầy đủ máy đo huyết áp, thuốc lẫn các dụng cụ cần thiết trong quá trình điều trị
- Thường xuyên động viên và trấn an khách hàng, không để khách hàng bị lo lắng quá độ, dễ làm huyết áp tăng cao
- Quá trình phẫu thuật cũng cần có sự tham gia của các chuyên gia về tim mạch, huyết áp, kịp thời xử lý những tình huống phát sinh, đảm bảo sự an toàn cho khách hàng.
Người bị cao huyết áp mong muốn trồng răng Implant có thể liên hệ với nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant để được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng. Với Đội ngũ Bác sĩ có tay nghề cao ứng dụng thành thạo các liệu pháp trồng răng và được sự hỗ trợ bởi trang thiết bị hiện đại sẽ giúp khách hàng lấy lại thẩm mỹ cùng khả năng ăn nhai như răng thật.
Đã có hơn hàng ngàn khách hàng lựa chọn răng Implant và được Trung tâm Implant Việt Nam chăm sóc răng miệng trọn đời. Chần chừ trồng răng Implant mà kéo dài tình trạng mất răng có thể khiến cho khách hàng mất đi khả năng ăn nhai, khó mà hồi phục lại được.
Có thể thấy rằng, khả năng người bị cao huyết áp có trồng răng implant được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, khách hàng nên lựa chọn kỹ lưỡng các cơ sở uy tín như trung tâm Implant Việt Nam để có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm