Logo nha khoa Nhân Tâm

807 Đường 3/2

Phường 7, Quận 10, TP.HCM

1900 56 5678

Hotline

8:00 - 20:30

THỨ HAI ->BẢY

Quy trình cắm implant - Hậu quả mất răng lâu năm


Quy trình cắm Implant như thế nào là câu hỏi của khá nhiều khách hàng khi mới tìm hiểu về phương pháp phục hình răng đã mất hiện đại này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ tường tận hơn về kỹ thuật ưu việt này.
Quy trình cắm implant - Hậu quả mất răng lâu năm
Hiện nay, trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp tối ưu để phục hình cho những răng đã mất, đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ gần như răng thật. Không chỉ có thế, trụ Implant được cấy và tích hợp với xương hàm có vai trò giống như một chân răng thật, có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả.

Quy trình cắm implant

Thực hiện quy trình cắm Implant đúng tiêu chuẩn là yếu tố quan trọng quyết định được sự thành công trong một ca phục hình răng.

Quy trình trồng răng Implant được xây dựng theo các bước khoa học, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn y khoa an toàn. Ngoài ra, với đội ngũ bác sĩ có kiến thức chuyên sâu, có nhiều năm kinh nghiệm trong cấy ghép Implant, Nha khoa Nhân Tâm đã giúp hàng nghìn khách hàng mất răng lấy lại được nụ cười hoàn chỉnh, đẹp tự nhiên, cảm giác ăn nhai chắc chắn và thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Các bước cấy ghép Implant cụ thể gồm có:

Thăm khám và tư vấn

Bạn sẽ được bác sĩ khám tổng quát về tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu có các bệnh lý về răng miệng như nha chu, viêm nướu… thì cần phải điều trị dứt điểm trước khi cấy Implant.

Bác sĩ thực hiện thăm khám trước khi cắm implant
Bác sĩ thực hiện thăm khám trước khi cắm implant

Bác sĩ còn chỉ định chụp phim CT hàm có răng mất để kiểm tra mật độ xương cũng như độ dày xương hàm. Trong trường hợp bạn bị mất răng đã lâu, xương hàm bị tiêu nhiều thì cần phải được phẫu thuật ghép xương trước rồi mới cắm Implant sau. Ngoài ra, các xét nghiệm máu cũng cần được thực hiện để biết chính xác khả năng đông máu cũng như các chỉ số sức khoẻ khác.

Dựa trên kết quả kiểm tra trước đó, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn kỹ càng, đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp, chi phí và thời gian điều trị cụ thể cho khách hàng. Nếu đồng ý với kế hoạch này, khách hàng sẽ lấy hẹn để thực hiện trồng răng Implant.

Cấy ghép Implant

Trước khi tiến hành trồng răng Implant, bạn cần chuẩn bị tốt sức khỏe cũng như giữ cho tinh thần thoải mái nhất. Sau khi hoàn thành vệ sinh răng miệng, khách hàng sẽ được bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ. Điều này giúp khách hàng dễ chịu hơn, giảm thiểu cảm giác đau đớn, không phải lo lắng bất cứ điều gì trong quá trình thực hiện.

Bác sĩ tiến hành cấy ghép trụ Implant trực tiếp vào phần xương hàm. Đây là bước vô cùng quan trọng trong quy trình cấy ghép Implant. Do đó, thao tác này đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải thực sự cẩn thận, có chuyên môn cao, tay nghề vững vàng.

Gắn chốt và mão răng

Bắt đầu gắn chốt và mão sứ lên trụ implant
Bắt đầu gắn chốt và mão sứ lên trụ implant

Sau khi cấy ghép trụ implant vào xương hàm, bạn sẽ phải đợi khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng để cho trụ implant và xương hàm tạo thành một thể thống nhất và vững chắc.

Trong quãng thời gian này bạn nên đi khám thường xuyên để có bác sĩ kiểm tra và hẹn lịch để tiến hành gắn chốt vào implant. Từ đó, bác sĩ chụp những mão sứ được lên trên implant với màu sắc tự nhiên hoàn toàn giống như răng thật.

Tái khám và kiểm tra

Sau khi ca phẫu thuật thành công hoàn toàn, khoảng 6 tháng sau khách hàng nên đến tái khám tại nha khoa để kiểm tra tổng quát tình trạng một lần nữa nhằm đảm bảo vết thương khôi phục hoàn toàn.

>> Xem thêm: 3 yếu tố quan trọng quyết định chi phí trồng răng Implant bạn nên xem qua.

Biến chứng mất răng lâu năm

Mất răng lâu năm là tình trạng không quá hiếm gặp hiện nay và nó có thể gây ra nhiều hậu quả rất nặng nề. Tuy nhiên, nhiều người đặc biệt là ở độ tuổi trung niên vẫn còn rất chủ quan, cho rằng đây là tình trạng bình thường. Mất răng quá lâu không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày:

Tiêu xương hàm do mất răng lâu năm
Tiêu xương hàm do mất răng lâu năm
  • Các răng xung quanh sẽ xô lệch về phía khoảng trống nơi răng bị mất, khiến hàm răng lộn xộn, mất tính thẩm mỹ.
  • Mất răng quá lâu dẫn đến tiêu xương hàm: vùng xương hàm ở chỗ mất răng không chịu tác động từ quá trình nhai, lâu dần khiến xương hàm bị tiêu đi. Từ đó dẫn tới hiện tượng bị móm, mô mềm chảy xệ , biến dạng khuôn mặt.
  • Ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai: thức ăn không được nhai nghiền kỹ, khi đi xuống tới hệ tiêu hóa làm cho hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn để có thể tiêu hóa thức ăn, lâu dần có thể dẫn tới các tình trạng viêm, đau dạ dày.
  • Các răng xung quanh răng bị mất cũng sẽ bị yếu dần đi và dễ mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hư tủy răng,... Do vậy, người bị mất răng lâu năm thường bị đau răng, đau đầu và dễ bị chảy máu dưới các tác động bên ngoài như đánh răng, xỉa răng.

Cần lưu ý những gì khi cắm implant

Để quy trình cắm Implant được diễn ra thuận lợi, bạn nên:

  • Vệ sinh răng miệng, lấy sạch các mảng bám ở trên răng.
  • Nói rõ ràng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Giữ tâm trạng luôn luôn thoải mái, tránh bị căng thẳng quá mức.
  • Bỏ thuốc lá, không được uống bia rượu và các loại đồ uống có cồn khác.
  • Tuân thủ đúng với hướng dẫn của bác sĩ trước và sau khi cấy trụ Implant.

Hy vọng những thông tin trung tâm Implant Việt Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình cắm Implant. Nếu đang dự định cấy ghép Implant, ngoài lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, bạn cũng nên tìm hiểu các giai đoạn cắm Implant tại cơ sở đó như thế nào để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Đăng ký tư vấn miễn phí


Trung tâm Implant Việt Nam

Bài viết liên quan