Rụng răng bị gãy nên xử lý như thế nào?
Gãy răng, rụng răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như bệnh lý về răng miệng, tai nạn, chấn thương, tuổi tác, ăn nhai với lực quá lớn,… Răng bị gãy rụng sẽ không thể tự mọc lại và kéo theo nhiều hệ quả như cản trở hoạt động nhai cắn thức ăn, tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng và tiêu hóa, suy giảm sức khỏe, mất thẩm mỹ hàm răng và gương mặt,…
Tùy vào mức độ gãy răng mà bác sẽ chỉ định biện pháp phù hợp cho từng khách hàng. Các biện pháp điều trị bảo tồn sẽ luôn được ưu tiên. Trường hợp không thể giữ lại răng, tốt nhất bạn nên nhổ bỏ và phục hình lại bằng cấy ghép Implant.
Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân
- Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
- Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công
- Các nguyên nhân gãy răng thường gặp
- Gãy răng có ảnh hưởng gì không?
- Gãy răng còn chân răng phải làm sao?
- Hình ảnh gãy răng
- Gãy răng có mọc lại không?
- Gãy răng có gắn lại được không?
- Bị gãy răng có niềng được không?
- Phục hình răng gãy bằng phương pháp nào tốt nhất hiện nay?
- Một vài lưu ý để tránh bị gãy răng
Các nguyên nhân gãy răng thường gặp
Tình trạng gãy răng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý về răng miệng, tuổi tác, tai nạn, chấn thương, ăn nhai với lực quá lớn,…
Thói quen ăn nhai thường ngày cũng là một trong những lý do khiến răng bị gãy, đặc biệt là những thói quen xấu như nhai đá, ăn các thực phẩm đông lạnh, dùng răng mở bao bì, đồ vật,…
Chăm sóc răng miệng sai cách, không vệ sinh răng hàng ngày làm cho răng yếu đi, giòn hơn và dễ nét vỡ, gãy rụng. Đặc biệt, nếu bạn mắc phải các chứng bệnh như viêm tủy, sâu răng thì răng lại càng dễ gãy khi có tác động dù chỉ với lực rất nhẹ.
Trong quá trình di chuyển, lao động, chơi thể thao,… khách hàng bị tai nạn, chấn thương, khiến răng phải chịu tác động lớn dẫn đến gãy vỡ. Đây cũng là một nguyên nhân gây gãy răng, mất răng rất thường gặp.
Yếu tố khiến răng bị gãy rụng tiếp theo chính là tuổi tác. Răng của chúng ta sẽ lão hóa theo thời gian giống như các bộ phận cơ thể khác. Sự thiếu hụt lượng canxi cần thiết sẽ gây ra tình trạng gãy rụng răng ở người già.
Một số người còn có thói quen nghiến răng hoặc cắn đồ vật khi gặp phải tình huống căng thẳng, lo lắng. Hành động này cũng gây ra lực tác động lớn lên răng của bạn, khiến răng dễ gãy rụng hơn. Bên cạnh đó, hiện tượng sai khớp cắn cũng cần cần được quan tâm chú ý.
Gãy răng có ảnh hưởng gì không?
Mỗi chiếc răng trên cung hàm đều đảm nhận những vai trò riêng. Tình trạng gãy răng, rụng răng dù xảy ra với răng ở vị trí nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng:
Cản trở hoạt động nhai cắn thức ăn
Ăn nhai là vai trò chủ chốt của răng. Răng bị gãy rụng cũng tức là cấu trúc răng đã bị phá hủy hoàn toàn. Từ đó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động ăn nhai.
Nếu bị gãy răng cửa thì hàm dưới và hàm trên sẽ xuất hiện khoảng trống, không sát khít với nhau, việc cắn xé thức ăn sẽ không còn hiệu quả như trước.
Nếu răng bị gãy là răng hàm thì lại càng nguy hiểm hơn. Bởi đây là những chiếc răng đóng vai trò then chốt trong việc nhai nghiền thức ăn. Rụng răng hàm sẽ dẫn đến hiện tượng nhai một bên khiến 2 bên hàm bị lệch lạc, tác động xấu đến cả khớp thái dương hàm.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng
Gãy răng dù là toàn bộ hay một phần thân răng thì bề mặt răng cũng sẽ có những thương tổn nhất định, hình thành nên các rãnh, hốc. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi và làm hại răng miệng.
Răng bị gãy vỡ cũng khiến quá trình vệ sinh khó khăn hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý liên quan tới răng miệng. Phần răng còn lại cũng nhanh chóng bị phá hủy và dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Răng mất đi trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương, tụt lợi và tác động xấu đến cả các răng bên cạnh.
Làm ảnh hưởng tới sức khỏe
Gãy rụng răng gây cảm giác đau nhức và tác động tới cả hệ thần kinh, khiến người mắc bị dau đầu. Nếu kéo dài, vấn đề này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể của bạn.
Bên cạnh đó, khi hiệu quả nhai nghiền thức ăn giảm đi do gãy rụng răng thì dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác sẽ phải làm việc nhiều hơn, chịu áp lực lớn hơn từ đó gây nên bệnh lý về tiêu hóa, thường gặp nhất là đau dạ dày.
Ăn uống hạn chế còn khiến bạn ăn không ngon, chán ăn, ảnh hưởng đến việc cung cấp dưỡng chất và gây hại cho các cơ quan khác trong cơ thể.
Mất thẩm mỹ hàm răng và gương mặt
Bị gãy răng có thể ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Nếu bị gãy răng cửa, ngoại hình và sự tự tin khi giao tiếp có thể bị suy giảm. Người bị gãy rụng răng thường rất ngại cười nói do hàm răng đã mất đi nét đẹp thẩm mỹ tự nhiên. Ngoài ra, bị gãy răng hàm dưới có thể gây khó khăn trong việc nhai, dẫn đến vấn đề tiêu hóa.
Nụ cười toát lên khí chất của một người, cũng là cầu nối giữa cá nhân với những người khác trong cộng đồng. Vậy nên khi không thể cười nói, giao tiếp thoải mái thì tâm lý cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, răng gãy còn dễ nhạy cảm với nhiệt độ, có nguy cơ viêm nhiễm và làm mất ổn định hàm răng. Vậy nên việc điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh các biến chứng liên quan.
Gãy răng còn chân răng phải làm sao?
Nếu răng chỉ mới gãy nhẹ, chưa đau và chưa vỡ nhiều, thì việc phục hồi sẽ khá đơn giản. Thay vì phải nhổ bỏ, bạn vẫn có thể giữ lại phần chân răng và làm phục hình.
Bọc răng sứ
Nếu chỉ gãy một phần thân răng, nhưng chân răng vẫn chắc khỏe, bác sĩ thường sẽ chỉ định bọc răng sứ. Răng gãy sẽ được làm mịn các cạnh sắc, sau đó bọc một lớp sứ bên ngoài có hình dáng và màu sắc như răng thật.
Bọc răng sứ không chỉ phục hồi khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài.
Làm cầu răng sứ
Nếu răng gãy nặng và chân răng lung lay, không thể giữ lại được, bạn sẽ cần nhổ bỏ. Để phục hồi răng mất do gãy răng gây ra, bạn có thể lựa chọn làm cầu răng sứ.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mài hai răng kế bên để làm trụ nâng đỡ cầu răng, sau đó gắn dải cầu răng sứ lên để thay thế răng đã mất. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là tuổi thọ không cao và có thể gây tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến các răng còn lại.
Trồng răng Implant
Trong trường hợp phải nhổ chân răng, trồng răng Implant là lựa chọn tốt nhất để phục hồi răng. Trụ Implant được cấy vào xương hàm để thay thế chân răng, sau đó gắn mão sứ lên trên. Răng Implant không chỉ giúp ăn nhai thoải mái, bền vững mà còn ngăn ngừa biến chứng tụt lợi, tiêu xương, và mất thêm răng.
Hình ảnh gãy răng
Dưới đây là một số hình ảnh gãy răng bạn có thể tham khảo:
Gãy răng có mọc lại không?
Rất nhiều khách hàng gặp vấn đề về răng miệng đã đặt ra câu hỏi “gãy răng có mọc lại không?” Khi đến với Trung tâm Implant Việt Nam. Giải đáp băn khoăn này, các bác sĩ cho biết: Không giống với những bộ phận cơ thể khác, răng bị gãy dù ít hay nhiều thì các mô răng cũng không thể tự phục hồi và mọc lại được.
Nếu muốn khôi phục lại hình dáng ban đầu cho những chiếc răng không may bị sâu hỏng, nứt vỡ, gãy rụng thì bạn cần tới nha khoa để thăm khám và xử lý kịp thời bằng các phương pháp nha khoa hiện đại.
>>Xem thêm: Gãy răng hàm có nguy hiểm không? Và phải làm gì
Gãy răng có gắn lại được không?
Răng bị gãy có thể gắn lại được trong một số trường hợp, nhưng việc này còn phụ thuộc vào mức độ gãy và tình trạng răng. Nếu răng chỉ bị gãy một mảnh nhỏ, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hồi hình dáng và chức năng của răng.
Trong trường hợp răng gãy hoàn toàn ra khỏi chân răng, nếu mảnh răng được bảo quản đúng cách và đến gặp bác sĩ ngay lập tức (tốt nhất trong vòng 30 phút), có thể có cơ hội gắn lại răng bằng cách đặt lại vào ổ răng và cố định. Tuy nhiên, khả năng thành công phụ thuộc vào thời gian và cách xử lý răng sau khi bị gãy.
Nếu răng gãy không thể gắn lại, các phương pháp phục hình như làm cầu răng sứ hoặc trồng răng implant sẽ được xem xét để thay thế răng đã mất.
Bị gãy răng có niềng được không?
Răng bị gãy vẫn có thể niềng được, nhưng quy trình sẽ phức tạp hơn so với trường hợp thông thường. Tùy vào mức độ gãy răng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp:
- Nếu răng chỉ gãy một phần nhỏ và thân răng vẫn đủ dài, bạn vẫn có thể niềng, nhưng cần theo dõi kỹ trong suốt quá trình. Bác sĩ có thể chỉ định bọc răng sứ hoặc trám phần răng bị gãy để bảo vệ răng.
- Nếu răng bị gãy nặng, nhiều chiếc hoặc chỉ còn chân răng không thể phục hồi, bạn sẽ cần nhổ bỏ và trồng răng implant trước khi niềng. Tuy nhiên, việc có thể niềng sau khi trồng implant hay không sẽ phụ thuộc vào vị trí và tình trạng của răng.
Vì vậy, để biết chính xác liệu bạn có thể niềng răng khi bị gãy hay không, hãy đến các phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn cụ thể bởi bác sĩ chuyên môn.
Phục hình răng gãy bằng phương pháp nào tốt nhất hiện nay?
Hiện nay các biện pháp phục hình răng bị gãy rụng khá đa dạng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng.
Trường hợp răng gãy một phần nhỏ
Khi răng chỉ bị gãy một phần và chân răng vẫn còn chắc khỏe thì bạn có thể trám răng hoặc bọc sứ. Trám răng hiện nay sẽ được thực hiện bằng cách làm đông cứng vật liệu Composite sau khi đưa chúng vào chiếc răng cần phục hình và mài chỉnh lại để có được hình dáng răng tự nhiên nhất.
Còn với biện pháp bọc sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ chiếc răng đã gãy và gắn bên ngoài một mão răng giả bằng sứ cho khách hàng. Sau khi hoàn thiện, chiếc răng sẽ có diện mạo mới với màu sắc và hình dáng y như răng thật.
Trường hợp răng bị gãy quá nhiều không thể bảo tồn
Nếu răng gãy vỡ quá nhiều do chấn thương, bệnh lý và không thể bảo tồn được nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh ảnh hưởng tới các răng khác và phục hình lại. Trường hợp răng bị rụng, bạn cũng sẽ được chỉ định khôi phục lại răng trong thời gian sớm nhất.
Có 3 phương pháp phục hình răng gãy rụng được áp dụng phổ biến đó là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant. Trong đó, cấy ghép Implant là kỹ thuật hiện đại, tân tiến, đem lại hiệu quả khôi phục răng toàn diện nhất hiện nay.
Cấy ghép răng Implant được tiến hành bằng cách đặt chân răng nhân tạo (trụ Implant) vào xương hàm tại vị trí răng mất và gắn răng sứ lên trên sau khi trụ đã tích hợp xương hoàn toàn.
Sở dĩ, trồng răng Implant được đánh giá cao là nhờ những ưu thế vượt trội sau đây:
Trụ Implant lành tính, an toàn
Trụ Implant phục hình chân răng được làm từ Titanium tinh khiết. Đây là hợp chất được sử dụng trong y học và không có bất kì nguy hại gì với con người. Khi ở trong xương hàm, trụ Implant có độ tương thích sinh học và tính ổn định rất cao.
>> Bạn có thể xem thêm: Xuất xứ và cấu tạo trụ Implant Kontact để có thêm thông tin hữu ích trước khi trồng răng
Thẩm mỹ tối ưu
Sử dụng răng Implant, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về thẩm mỹ vì cấu trúc và vẻ bề ngoài của chúng tương tự như răng thật, có màu sắc và hình dáng rất khó phân biệt với răng tự nhiên.
Khả năng ăn nhai hoàn hảo
Nhờ có phần chân răng được cấy ghép chắc chắn trong xương hàm nên khả năng chịu lực của răng Implant rất tốt, không bị hạn chế về khả năng ăn nhai, có thể nhai cắn cả các thực phẩm dai, cứng, dẻo như răng thật.
Không xâm lấn răng khác
Nếu như cầu răng sứ phải mài nhỏ 2 răng bên cạnh để làm trụ thì răng Implant chỉ tiến hành can thiệp tại vị trí răng mất. Nhờ vậy, Implant nha khoa có thể bảo tồn hiệu quả răng thật, không gây hại cho các răng còn lại trên cung hàm.
Phòng tránh tiêu xương
Biến chứng tiêu xương, tụt nướu sẽ xảy đến sau một thời gian răng bị gãy rụng. Sử dụng hàm giả tháo lắp hay cầu răng sứ đều không thể ngăn chặn được vấn đề này.
Cấy răng Implant là kỹ thuật duy nhất có thể khôi phục chân răng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm này. Khi cấu trúc xương hàm được duy trì và khoảng trống mất răng được lấp kín, bạn cũng sẽ tránh được tình trạng lão hóa sớm, xô lệch hàm và sai khớp cắn.
Tuổi thọ dài lâu
Răng Implant còn được đánh giá cao về độ bền chắc và tuổi thọ lâu dài. Một ca phục hình răng Implant có thể bền chắc tới 25 năm và thậm chí trọn đời nếu có chế độ chăm sóc hợp lý.
>> Bạn nên xem ngay: Top 10 bác sĩ trồng răng implant giỏi tại Tphcm? Bạn nên tham khảo trước khi quyết định
Một vài lưu ý để tránh bị gãy răng
Để không gặp phải vấn đề gãy rụng răng, bạn nên thực hiện các biện pháp dưới đây:
Khám răng định kỳ tại nha khoa
Bạn nên phối hợp với bác sĩ nha khoa để chăm sóc và phòng tránh các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tần suất thăm khám tại nha khoa sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Thông thường là 2 lần mỗi năm nhưng nếu bạn có bệnh về răng hoặc nướu thì có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn.
>> Tham khảo: Chi phí trồng răng Implant giá bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới nhất [tháng 10.2024]
Vệ sinh răng đúng cách hàng ngày
Trước khi chải răng, bạn hãy rửa tay thật sạch. Thực hiện chải răng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm và sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần. Vệ sinh răng sạch sẽ hàng ngày sẽ giúp bạn phòng tránh các bệnh lý răng miệng gây suy yếu và gãy rụng răng.
Các mẹo vệ sinh răng khác để ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây bệnh về răng:
- Để bàn chải khô ráo sau mỗi lần chải răng.
- Dùng kem đánh răng có hàm lượng fluor thích hợp.
- Không sử dụng bàn chải đánh răng chung với bất cứ ai.
- Hãy rửa bàn chải hoặc ngâm chúng vào nước súc miệng sau một thời gian sử dụng.
Kiểm soát tình trạng nghiến răng
Hành động nghiến có thể bào mòn răng, vậy nên bạn hãy tập kiểm soát tâm lý, tránh căng thẳng, lo âu và thư giãn đúng đầu óc, việc này sẽ rất có lợi trong việc ngăn ngừa tình trạng rụng răng.
Bên cạnh đó, nếu bạn có tật nghiến răng khi ngủ, hãy đi gặp bác sĩ và áp dụng các biện pháp như dùng máng chống nghiến để tránh tạo áp lực lên hàm răng của mình.
Lựa chọn món ăn phù hợp
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng nhưng bạn cũng không cần kiêng khem quá nhiều, đặc biệt là với việc phòng tránh gãy rụng răng. Bạn chỉ cần cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C và canxi, cùng với đó là uống đủ nước, điều này sẽ rất có ít với nướu và răng của bạn.
Theo kết quả nghiên cứu, đường là thức ăn yêu thích của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, do đó hãy hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường để tránh làm hại răng miệng.
Không hút thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân gây suy giảm lượng máu nuôi dưỡng nướu, từ đó tăng nguy cơ mắc và mức độ nặng nề của các bệnh lý nha chu.
Sử dụng thuốc lá không khói còn gây ảnh hưởng nhiều hơn tới nướu răng. Các bác sĩ cho biết, quá trình điều trị bệnh ở người hút thuốc thường khó khăn hơn và phản ứng với phác đồ chữa trị cũng rất khó lường trước. Nếu cai thuốc lá, tỉ lệ mắc bệnh về tim mạch và nha chu của bạn cũng giảm đi đáng kể.
Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính
Nếu có bệnh lý mạnh tính, bạn cần chăm sóc răng miệng một cách chu đáo, kỹ càng hơn. Ví dụ, người bị bệnh đái tháo đường thường gặp khó khăn trong việc chữa lành thương tổn và chống lại nhiễm trùng.
Nếu mắc chứng bệnh này, bạn cần chú ý kiểm soát đường huyết, kiểm tra sức khỏe và chăm sóc răng thường xuyên. Nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh lý như sưng đỏ nướu, nướu đau rát và chảy máu,… thì cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Tránh va chạm mạnh
Tai nạn là rủi ro bất ngờ mà không ai muốn gặp phải. Do vậy bạn nên cẩn trọng và sử dụng các biện pháp bảo hộ như máng bảo vệ răng khi chơi thể thao, vận động mạnh, dùng mũ bảo hiểm toàn bộ đầu mặt khi tham gia giao thông,… để ngăn ngoại lực lớn tác động gây gãy rụng răng.
Sau khi tham khảo bài viết, hy vọng bạn đã nắm rõ các nguyên nhân, ảnh hưởng, cũng như biện pháp điều trị và phòng tránh gãy răng.
Nếu còn băn khoăn nào chưa rõ về chủ đề này hoặc có mong muốn điều trị răng bị gãy rụng, bạn hãy liên hệ trung tâm Implant Việt Nam qua số điện thoại 1900 56 5678 hoặc đến trực tiếp phòng khám để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.
>> Bài viết gợi ý: 19+ khách hàng Việt kiều Mỹ, Anh, Pháp, Úc review trồng răng implant tại trung tâm Implant Việt Nam
Bài viết liên quan
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm