Răng bị tiêu xương có trồng Implant được không?
Răng bị tiêu xương là tình trạng xương tự tiêu biến dần với biểu hiện suy giảm mật độ, số lượng, thể tích, chiều cao và chiều rộng của xương ổ răng, xương chân răng và xương hàm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là viêm nha chu nặng hoặc mất răng trong thời gian dài.
Tiêu xương răng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm xô lệch hàm, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt, khả năng ăn nhai và sức khỏe tổng thể. Các biện pháp khắc phục được áp dụng phổ biến bao gồm cấy ghép Implant, ghép xương, nâng xoang, cạo vôi răng dưới lợi,…
Trồng răng Implant bị tiêu xương vẫn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng răng và mức độ tiêu xương của từng người mà bác sĩ có thể chỉ định cấy Implant ngay hoặc áp dụng các biện pháp ghép xương, nâng xoang,… để cải thiện chất lượng xương trước.
- Răng bị tiêu xương là gì?
- Nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị tiêu xương
- Tiêu xương răng có nguy hiểm hay không?
- Bị tiêu xương lâu năm có trồng được Implant không?
- Tình trạng xương như thế nào mới đảm bảo đúng tiêu chí để trồng răng Implant?
- Cách chữa trị và phòng tránh tiêu xương răng
- Quy trình trồng răng Implant cho răng bị tiêu xương tại Trung tâm Implant Việt Nam
Răng bị tiêu xương là gì?
Răng bị tiêu xương là tình trạng xương tự tiêu biến dần với biểu hiện suy giảm mật độ, số lượng, thể tích, chiều cao và chiều rộng của xương ổ răng, xương chân răng và xương hàm. Mức độ tiêu xương sẽ tùy thuộc vào bệnh lý, tình trạng viêm nha chu và thời gian mất răng của từng người.
Răng bị tiêu xương sẽ kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó tiêu xương hàm là tình trạng tất yếu xảy ra và cũng là biến chứng nặng nề nhất.
Xương hàm ở người sẽ được phân chia thành xương hàm trên và xương hàm dưới. Xương hàm trên sẽ chịu lực tác động lớn khi ta cắn thức ăn còn xương hàm dưới đảm nhận vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Chúng có thể bị tiêu biến khi xuất hiện khoảng trống trên cung hàm hoặc bị vi khuẩn xâm nhập.
Tiêu xương hàm là tình trạng rất nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng tới hoạt động ăn nhai, thẩm mỹ gương mặt mà còn có thể tác động xấu tới các hệ xương khác.
Đối với các khách hàng trồng răng Implant, chất lượng xương hàm là một trong các yếu tố then chốt quyết định độ vững chắc của trụ Implant sau khi cấy ghép. Do đó, việc đánh giá mật độ, thể tích xương hàm,… trước khi cấy răng là việc không thể bỏ qua.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị tiêu xương
Hiện tượng răng bị tiêu xương xảy ra chủ yếu do tình trạng viêm nha chu và mất răng:
- Viêm nha chu: Các tổ chức nha chu bị viêm nhiễm gây tụt lợi, hở chân răng, nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến hiện tượng dây chằng quanh chân răng và xương ổ răng bị tiêu biến dần, làm mất đi chỗ dựa vững chắc của răng.
- Mất răng: Khi chiếc răng nào đó mất đi, trên cung hàm sẽ xuất hiện khoảng trống. Tại vị trí chân răng đã mất này, xương hàm sẽ không còn sự tác động của lực nhai nữa và dần dần tiêu biến đi.
Tiêu xương răng có nguy hiểm hay không?
Tiêu xương răng sẽ không diễn ra tức thì sau khi mất răng hoặc mắc bệnh nha chu và trong thời gian đầu thường không có biểu hiện gì nên không ít người đã chủ quan, đánh giá thấp về độ nguy hiểm của vấn đề này. Tuy nhiên, tình trạng tiêu xương răng trên thực tế gây ra rá nhiều hệ lụy:
Tác động xấu đến sức khỏe
Xương răng tiêu biến làm giảm đáng kể chiều cao và chiều rộng của thành xương, từ đó khả năng đỡ nướu cũng giảm đi, dẫn đến tụt nướu, bờ nướu ngày càng mỏng, nặng hơn có thể gây xô lệch hàm răng và ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đây cũng là cơ hội cho sự phát triển của vi khuẩn, gây đau đầu và làm giảm sức khỏe tổng thể của khách hàng.
Suy giảm chức năng ăn nhai
Tiêu xương răng sẽ làm cho xương hàm tụt thấp, các răng trên cung hàm có xu hướng đổ nghiêng về phía khoảng trống mất răng, gây xô lệch hàm, tăng nguy cơ lung lay và gãy rụng răng. Bên cạnh đó, tiêu xương hàm cũng sẽ gây ra hiện tượng lệch khớp cắn, cản trở hoạt động cắn xé, nhai nghiền thức ăn.
Làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ
Răng bị tiêu xương có thể khiến xương hàm tiêu biến đến 60%.lúc này các cơ mặt và dây chằng không còn điểm bám sẽ chảy xệ, hóp vào trong, biểu hiện rõ rệt các dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt. Hậu quả là khiến cho gương mặt teo nhỏ và già hơn tuổi rất nhiều.
Gây khó khăn khi điều trị
Nếu việc điều trị không được tiến hành sớm thì xương hàm sẽ tiêu biến ngày càng nhiều. Chất lượng và tỉ lệ xương giảm sút nghiêm trọng làm quá trình điều trị càng trở nên khó khăn, đặc biệt là những người bị tiêu xương do mất răng và có mong muốn trồng răng Implant. Khi trồng răng Implant bị tiêu xương thì trụ chân răng rất khó đứng vững nếu chất lượng xương hàm kém.
Bị tiêu xương lâu năm có trồng được Implant không?
Với sự tiến bộ của nha khoa nói riêng và y học hiện đại nói chung, người bị mất răng lâu năm vẫn có thể phục hình răng bằng cấy ghép Implant sau khi tiến hành các biện pháp cải thiện thể tích, số lượng xương hàm.
Trường hợp phần xương hàm bị tiêu đi không nhiều, bác sĩ vẫn có thể tiến hành cấy ghép Implant cho khách hàng. Sau khi trồng răng Implant bị tiêu xương, trụ Implant sẽ tích hợp xương và đứng vững chắc trên cung hàm, dưới sự kích thích của lực ăn nhai hằng ngày, tình trạng tiêu xương có thể được cải thiện dần.
Nhưng nếu mức độ tiêu xương đã quá nặng, không đảm bảo đủ diện tích để cấy trụ Implant, các bác sĩ sẽ chỉ định khách hàng ghép thêm xương hoặc nâng xoang tùy vào từng tình trạng cụ thể.
Bạn nên đến trung tâm nha khoa chuyên sâu về trồng răng Implant để được thăm khám và giải đáp cụ thể tình trạng tiêu xương của mình có thể cấy ghép răng Implant được hay không, có phải thực hiện ghép xương, nâng xoang hay các biện pháp khác để bù lại phần xương đã bị tiêu biến trước không?
Tình trạng xương như thế nào mới đảm bảo đúng tiêu chí để trồng răng Implant?
Để việc cấy ghép răng Implant đạt hiệu quả tốt, diễn ra thuận lợi thì xương hàm cần đảm bảo đủ các tiêu chí về cả số lượng và chất lượng, không bị thương tổn hay viêm nhiễm. Cụ thể như sau:
Tiêu chí về số lượng
Để có thể trồng răng Implant, xương hàm tại khu vực cấy ghép phải có chiều rộng và chiều dài bằng hoặc lớn hơn độ rộng và độ dài của một trụ chân răng nhỏ nhất.
Chiều dài và độ lớn đường kính tối thiểu của một trụ Implant trên thị trường hiện nay lần lượt là 6mm và 3mm. Do vậy, nếu xương hàm của khách hàng nhỏ hơn 2 chỉ số nêu trên thì cần tiến hành ghép xương.
Để xác định chính xác chiều rộng và chiều dài của xương, bạn cần tới trung tâm nha khoa để chụp phim CT 3D và phân tích trực tiếp trên phần mềm.
Tiêu chí về chất lượng
Trong nha khoa, khi đánh giá chất lượng xương hàm các bác sĩ, chuyên gia sẽ dựa trên chỉ số HU (Hounsfield) – một chỉ số đánh giá mức độ chắc chắn và cứng rắn của xương rất thông dụng.
Các cấp độ chất lượng của xương hàm sẽ được phân chia như sau:
Cấp độ | Chỉ số HU | Tình trạng xương |
D1 | Trên 1250 HU | Xương rất đặc |
D2 | Từ 850 HU đến 1250 HU | Xương tốt |
D3 | Từ 350 HU đến 850 HU | Xương tốt |
D4 | Từ 150 HU đến 350 HU | Xương loãng |
Để cấy được răng Implant, xương hàm của khách hàng cần đạt chỉ số HU từ 350 đến 1250, tức là đạt cấp độ D2 và D3.
Người có xương đặc hoặc xương loãng (D1 hoặc D4) trên thực tế vẫn có thể thực hiện trồng Implant nhưng nếu chất lượng xương ở mức độ D4, bác sĩ thực hiện phải có tay nghề thực sự vững, trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm lâm sàng thì mới xử lý tốt được.
Trường hợp người có xương hàm ở cấp độ D1 thì vết thương sau khi phẫu thuật đặt trụ Implant sẽ lâu lành hơn do thiếu sự nuôi dưỡng từ các mạch máu.
Xem thêm: Sau khi trồng răng Implant có niềng được không? Và một số lưu ý không được bỏ qua.
Cách chữa trị và phòng tránh tiêu xương răng
Biện pháp chữa tiêu xương răng phổ biến và đem lại hiệu quả cao
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ điều trị, tình trạng tiêu xương răng có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi biện pháp lại có những đặc điểm và quy trình thực hiện riêng biệt, tùy vào tình trạng răng miệng thực tế mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biện pháp chữa trị phù hợp.
1. Trồng răng Implant khắc phục tiêu xương răng
Cấy ghép răng Implant được biết đến là kỹ thuật khắc phục tình trạng tiêu xương mang lại hiệu quả đối với cả những người mới mất răng hoặc đã mất răng lâu năm.
Trồng răng Implant có khả năng ngăn chặn triệt để nguy cơ tiêu xương hàm, độ an toàn cao và không gây ra các biến chứng, rủi ro ngoài ý muốn. Vậy nên nếu bạn nhận thấy các biểu hiện tụt lợi, viêm nướu thì hãy nhanh chóng phục hình lại răng đã mất bằng cách đặt trụ Implant để đạt được hiệu quả tối ưu.
Phục hình răng với Implant nha khoa có ưu điểm vượt trội là chỉ cần khách hàng đảm bảo đủ sức khỏe, không mắc bệnh liên quan đến răng miệng, mật độ xương đạt mức cần thiết tối thiểu là đã có thể thực hiện cấy ghép.
Trụ Implant bằng Titanium sau khi đặt vào xương hàm sẽ bắt đầu tích hợp xương. Khi quá trình tích hợp hoàn thiện, chúng sẽ đứng rất chắc chắn trong xương hàm và đảm nhận chức năng nâng đỡ mão sứ, truyền tải lực ăn nhai đến kích thích xương hàm phát triển. Từ đó tái tạo hoạt động của khuôn hàm và khắc phục tình trạng tiêu xương.
2. Áp dụng cấy ghép xương để điều trị tiêu xương hàm
Ghép xương cũng là một phương án được áp dụng nhiều để khắc phục tình trạng xương ổ răng bị tiêu biến. Thông thường, các khách hàng có chất lượng và mật độ xương không đảm bảo đủ điều kiện cấy trụ Implant thì sẽ cần tiến hành làm thủ thuật này sớm để ngăn chặn tình trạng tiến triển nghiêm trọng hơn.
Chỉ khi xương đạt được các tiêu chí cần thiết thì bạn mới có thể tiến hành cấy Implant. Vì vậy, đối với một số trường hợp thì ghép xương là việc làm cần thiết nhằm mục đích lấp đầy khu vực xương bị thiếu hụt.
Hiện có 2 hình thức ghép xương đang được áp dụng bao gồm:
- Ghép xương tự thân: Đây là phương pháp cấy ghép xương lấy từ xương góc hàm, một phần xương chậu hoặc xương cằm của chính khách hàng. Tỉ lệ thành công của biện pháp này rất cao vì xương sau khi ghép không bị đào thải và dễ dàng tích hợp.
- Ghép xương nhân tạo: Trong kỹ thuật này, xương nhân tạo sẽ được sử dụng để cấy ghép vào vùng xương bị thiếu. Xương nhân tạo sẽ tạo ra khoảng trống để xương tự nhiên phát triển. Trung bình mỗi tháng xương tự nhiên sẽ phát triển thêm 1mm, đến khi xương hàm đạt đủ điều kiện thì bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép răng Implant cho khách hàng.
3. Chữa trị tiêu xương răng bằng cách nâng xoang hàm
Nâng xoang hàm là một biện pháp chữa trị tiêu xương ổ răng đếm lại hiệu quả cao. Khi xương răng tiêu biến sẽ khiến hàm bị hạ thấp, xoang hàm cũng vì vậy mà bị mở rộng ra. Do đó, nếu muốn khắc phục hiện tượng này, chúng ta cần nâng xoang để gia tăng thể tích xương hàm. Thông thường, quá trình nâng xoang sẽ được tiến hành cùng với ghép xương.
Hình thức nâng xoang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là nâng xoang kín và nâng xoang hở. Trong đó, kỹ thuật nâng xoang kín ít xâm lấn mô mềm hơn nên có thể hạn chế cảm giác sưng đau, đây cũng là kỹ thuật thường đi kèm với phương pháp trồng răng Implant bị tiêu xương.
4. Phương pháp dẫn tạo xương khắc phục tiêu xương răng
Dẫn tạo xương sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng răng bị tiêu xương một cách hiệu quả bằng công nghệ hiện đại. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng mảnh xương để cấy vào vị trí xương đang bị thiếu hụt. Khi hoàn thiện quy trình cấy ghép, phần xương này sẽ kết hợp với các tế bào xương tạo nên một khung xương để cùng nhau phát triển.
Chất liệu làm nên khung là thủy tinh y sinh nên cực kì lành tính, an toàn tuyệt đối với cơ thể con người. Trải qua một thời gian, phần xương răng đã mất sẽ được khôi phục lại, ngăn chặn nguy cơ tiêu biến xương hàm.
5. Chữa trị tiêu xương bằng cách dẫn truyền xương
Trong phương pháp này, xương khử khoáng DBM sẽ được sử dụng để chữa trị tình trạng răng bị tiêu xương. Trước khi đưa các mảnh xương này vào cơ thể, chúng sẽ được khử khuẩn tuyệt đối để đảm bảo tiêu chuẩn cấy ghép. Sau khi chắc chắn về tính an toàn và độ tương thích, các bác sĩ mới thực hiện kỹ thuật dẫn truyền xương cho khách hàng.
Về quy trình, bác sĩ thực hiện sẽ đặt trực tiếp xương khử khoáng vào vị trí xương răng đã bị tiêu hủy. Các mảng xương DBM này sẽ tác động và kích thích tế bào gốc sản sinh thêm nhiều tế bào xương mới.
6. Cạo vôi răng dưới lợi điều trị răng bị tiêu xương
Cạo vôi răng có thể hỗ trợ rất hữu hiệu cho việc cải thiện tình trạng tiêu xương ổ răng, đặc biệt là với những khách hàng bị tiêu xương do viêm lợi, viêm nha chu nặng.
Phương pháp này không hề phức tạp, các bác sĩ sẽ cạo bỏ các mảng bám, vôi răng tích tụ trên bề mặt, quanh chân răng và dưới nướu răng bằng thiết bị chuyên dụng. Sau khi vôi răng được loại bỏ hoàn toàn, hiện tượng viêm nhiễm sẽ được cải thiện đáng kể, nhờ vậy hiện tượng tiêu xương cũng được kiểm soát hiệu quả.
Các biện pháp chữa trị răng bị tiêu xương khá đa dạng về chất liệu, cách tiến hành và quy trình thực hiện hiện. Do đó, để biết tình trạng răng miệng của mình thích hợp với biện pháp nào, bạn nên tới địa chỉ nha khoa uy tín, chuyên nghiệp thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.
Biện pháp phòng tránh tiêu xương răng bạn cần biết
Răng bị tiêu xương làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và gây khó khăn cho việc phục hình răng về sau. Bao giờ cũng vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để không phải đối mặt với tình trạng này, bạn nên thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên, chải ẳng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám tại kẽ răng.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng như thuốc lá, rượu, bia, bánh ngọt, kẹo ngọt, nước ngọt có gas, thực phẩm chứa axit và nhiều tinh bột,…
- Cạo vôi răng định kỳ để duy trì hàm răng khỏe mạnh, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn trú trụ trong vôi răng,…
- Khám răng định kỳ mỗi năm ít nhất 2 lần để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và ngăn chặn kịp thời.
Quy trình trồng răng Implant cho răng bị tiêu xương tại Trung tâm Implant Việt Nam
Trồng răng Implant bị tiêu xương hàm sẽ cần nhiều thời gian hơn, quy trình thực hiện cũng phức tạp hơn so với các trường hợp bình thường, mới mất ẳng trong thời gian ngắn, xương hàm chưa bị tiêu biến.
Thăm khám, đánh giá tình trạng tư vấn
Trước tiên, bạn cần được thăm khám và chụp phim X – quang để các bác sĩ nắm rõ tình trạng răng miệng, đo đạc kích cỡ, thể tích xương hàm, đáng giá chính xác mức độ tiêu xương. Từ đó đưa ra tư vấn về biện pháp điều trị phù hợp.
Khắc phục tình trạng tiêu xương
Những trường hợp khách hàng bị tiêu xương nặng, không đủ điều kiện cấy ghép Implant thì sẽ phải tiến hành ghép xương, nâng xoang,… hoặc các biện pháp khác theo chỉ định của bác sĩ.
Các biện pháp điều trị này đều nhằm mục đích cải thiện chất lượng và thể tích xương hàm, sao cho trụ Implant được nâng đỡ một cách tốt nhất sau khi cấy ghép. Phẫu thuật ghép xương, nâng xoang thường được tiến hành trước khi cấy trụ từ 9 đến 12 tháng.
Cấy ghép trụ Implant
Khi xương hàm đã đảm bảo đủ các tiêu chí cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện cấy trụ Implant vào vị trí răng đã mất. Nhờ công nghệ định vị X – Guide mà quá trình cấy ghép Implant tại Trung tâm Implant Việt Nam sẽ diễn ra rất nhẹ nhàng, nhanh chóng, chính xác, hạn chế tối đa cảm giác đau nhức, giúp vết thương sau phẫu thuật phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, bạn có thể an tâm tuyệt đối khi thực hiện phục hình răng tại Trung tâm Implant Việt Nam.
Gắn răng tạm
Công nghệ định vị X – Guide cho phép làm răng tạm ngay sau khi cấy trụ Implant. Nhờ vậy bạn có thể được gắn răng tạm trên Implant tức thì để đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ mà không cần chờ đợi vài ngày như các kỹ thuật trước đây.
Lấy dấu răng và chế tác răng sứ
Sau từ 3 đến 6 tháng, trụ Implant sẽ hoàn thành việc tích hợp xương và đứng vững chắc trên cung hàm. Khi đó, bạn cần quay lại nha khoa để lấy dấu răng. Dấu răng của bạn sẽ được sử dụng vào việc thiết kế và sản xuất răng sứ phục hình thân răng.
Cả thao tác lấy dấu răng và chế tác răng sứ tại Implant Việt Nam đều có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại (công nghệ lấy dấu răng 3Shape 3D và phần mềm chế tác răng sứ CAD/CAM) giúp rút ngắn thời gian chờ đợi và đảm bảo tính chính xác cao.
Gắn răng sứ trên Implant
Răng sứ sau khi chế tác hoàn chỉnh sẽ được gắn lên trụ Implant thông qua khớp nối Abutment. Tiếp đó bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa về độ chính xác, đảm bảo khớp cắn được cân bằng, khả năng ăn nhai tốt, khách hàng không bị cộm vướng hay khó chịu. Hoàn tất việc cấy ghép, bạn cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn về cách chăm sóc răng miệng phù hợp và hẹn lịch tái khám định kỳ.
Vậy là các thông tin cần thiết liên quan đến chủ đề trồng răng Implant bị tiêu xương cũng như các biện pháp điều trị, phòng tránh tiêu xương răng đã được Trung tâm Implant Việt Nam đề cập chi tiết trong bài viết trên.
Nếu đang gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng hoặc có băn khoăn cần giải đáp, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 56 5678 hoặc tới trực tiếp Trung tâm Implant Việt Nam - Trung tâm Implant Việt Nam để được thăm khám và tư vấn miễn phí.
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm - Bệnh nhân cần lưu ý gì?
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống