Răng Implant bị đào thải - Nguyên nhân và khắc phục
Răng Implant bị đào thải là hiện tượng xương hàm và trụ Titanium không có khả năng tích hợp với nhau, mất đi tính liên kết giữa răng Implant và xương hàm. Đào thải răng Implant hay trụ Implant mất tích hợp đồng nghĩa với việc trồng răng Implant thất bại.
Đào thải răng Implant có thể xảy ra do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, mật độ xương thấp, nhiễm trùng sau cấy ghép, trụ Implant kém chất lượng, kỹ thuật cấy trụ không chuẩn xác, chăm sóc răng miệng không tốt hoặc dị ứng với chất liệu làm trụ,…
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như lộ trụ Implant, răng mới cấy ghép lung lay, sưng đau, viêm nhiễm kéo dài,… thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để tiến hành điều trị kịp thời.
Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân
- Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
- Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công
Răng Implant bị đào thải là gì?
Răng Implant bị đào thải là hiện tượng xương hàm và trụ Titanium không có khả năng tích hợp với nhau, mất đi tính liên kết giữa răng Implant và xương hàm. Trụ Implant không ổn định, không đứng vững trên cung hàm sẽ làm chức năng ăn nhai suy giảm. Đào thải răng Implant hay trụ Implant mất tích hợp đồng nghĩa với việc trồng răng Implant thất bại.
Hiện tượng rủi ro ngoài ý muốn này có thể xảy ra trong những giai đoạn:
- Giai đoạn lành thương sau phẫu thuật đặt trụ.
- Giai đoạn phục hình.
- Giai đoạn sau khi quá trình điều trị kết thúc.
- Implant mất tích hợp nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường đối với sức khỏe.
Nguyên nhân khiến răng Implant bị đào thải
Rất nhiều người băn khoăn không rõ tại sao Implant đã được cấy ghép tốt vào xương mà vẫn bị đào thải. Thực tế, tình trạng này xảy ra do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Thường xuyên hút thuốc lá
Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đào thải răng Implant. Thành phần thuốc lá có chứa rất nhiều chất gây hại như nicotine, hydrogen cyanide, carbon monoxide,… Những chất này đều sẽ làm chậm tốc độ lành thương sau cấy ghép. Bên cạnh đó, kết quả của nhiều nghiên cứu còn cho thấy tốc độ tiêu xương răng ở người có thói quen hút thuốc lá cao hơn rất nhiều so với người bình thường.
Mật độ xương thấp
Mật độ xương là chỉ số cho thấy độ đặc hay xốp của xương và sẽ khác nhau ở từng người. Mật độ xương sẽ tác động rất lớn đến sự tồn tại và tính ổn định của trụ Implant trên cung hàm. Nếu xương hàm quá yếu, mật độ xương thấp sẽ khiến trụ Implant không thể đứng vững và bị cơ thể đào thải.
Nhiễm trùng sau cấy ghép
Vô khuẩn được xem là điều kiện tiên quyết làm nên sự thành công của ca phục hình răng Implant. Thiết bị, dụng cụ hỗ trợ cấy ghép không được vô khuẩn hoàn toàn hay quá trình vệ sinh răng miệng kém đều có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, sưng viêm và dẫn đến răng Implant bị đào thải.
Vật liệu cấy ghép kém chất lượng
Trụ Implant chất lượng kém, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ ảnh hưởng tới khả năng tích hợp xương hàm. Khi trụ không thể tích hợp chắc chắn với xương hàm thì sẽ xảy ra hiện tượng tự đào thải.
Kỹ thuật trồng Implant không chuẩn xác
Trồng răng Implant là một kỹ thuật tương đối khó và phức tạp trong nha khoa. Để kết quả trồng răng được như ý muốn, bác sĩ thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm, tay nghề tốt, am hiểu sâu về Implant, có như vậy, quy trình cấy ghép mới diễn ra thuận lợi và chính xác.
Nếu bác sĩ tay nghề non kém, không đủ kinh nghiệm, chuyên môn thì nguy cơ sai sót, thực hiện thao kỹ thuật không chuẩn hoàn toàn có thể xảy ra: Cấy trụ sai vị trí, đặt sai hướng, đặt quá nông,… làm răng Implant bị đào thải.
Chăm sóc răng miệng không tốt
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, răng Implant bị đào thảo cũng có thể xuất phát từ việc khách hàng không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, vệ sinh, chăm sóc răng và tái khám định kỳ.
Dị ứng với trụ phục hình chân răng
Trụ Implant mặc dù được chế tác từ chất liệu Titanium lành tính, an toàn với cơ thể người nhưng vẫn có một số trường hợp hi hữu bị dị ứng. Tình trạng dị ứng sẽ khiến trụ nhanh chóng bị cơ thể đào thải vì không thích nghi được với môi trường trong khoang miệng.
Xem thêm: Thời gian sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng Implant phù hợp theo tiêu chuẩn y khoa.
Dấu hiệu nhận biết răng Implant bị đào thải
Sau khi cấy ghép răng Implant, nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu bất thường tại khu vực cấy ghép thì hãy đặc biệt thận trọng. Trong bất cứ giai đoạn nào sau khi cấy trụ, nguy cơ đào thải răng Implant đều có thể diễn ra với các dấu hiệu nhận biết dưới đây:
Sưng đau, viêm nhiễm tại khu vực cấy ghép
Biểu hiện sưng tấy, đau nhức nhẹ sau trồng răng là bình thường nhưng nếu cảm giác đau dữ dội, tình trạng sưng tấy nặng nề và diễn ra trong thời gian dài thì rất có thể là biểu hiện cho thấy răng Implant bị đào thải.
Trụ Implant lỏng lẻo, lung lay
Hiện tượng này diễn ra khi quá trình tích hợp xương không hiệu quả hoặc trụ không tích hợp được xương. Nhiều yếu tố khác nhau có thể gây nên tình trạng này như mật độ xương hàm quá thấp không thể giữ vững trụ Implant, bác sĩ cấy trụ không đúng kỹ thuật,…
Trụ Titanium bị lộ rõ
Biểu hiện rõ ràng nhất khi răng Implant bị đào thải là trụ Implant trồi lên khỏi nướu, có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Điều này có thể là do bác sĩ thực hiện đặt trụ sai kỹ thuật, không đúng vị trí hoặc do khách hàng chăm sóc răng miệng không đúng cách.
Xử lý trụ Implant bị đào thải như thế nào?
Khi đối mặt với hiện tượng đào thải răng Implant, bạn đừng lo lắng quá nhưng cũng không thể chủ quan. Lúc này, một cuộc hẹn với bác sĩ là việc làm cần thiết để xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục kịp thời.
Tùy theo tình trạng của từng khách hàng mà quy trình chữa trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục theo các bước sau:
- Lấy trụ Implant bị đào thải ra khỏi khuôn hàm.
- Xử lý hiện tượng viêm nhiễm tại ổ răng, nướu răng (nếu có).
- Kiểm tra tình trạng xương hàm và chẩn đoán nguyên nhân.
- Cấy ghép trụ Implant mới cho khách hàng hoặc chỉ định phương án khắc phục khác.
Việc trồng răng Implant lần 2 sẽ tương đối khó khăn, mất thời gian và gây đau nhiều hơn so với lần đầu. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn một trung tâm nha khoa tốt, có uy tín, chất lượng để phục hình răng và dành thời gian chăm sóc răng, phòng tránh tình trạng đào thải răng Implant.
Phòng tránh răng Implant bị đào thải
Để ngăn chặn nguy cơ đào thải sau khi cấy ghép Implant, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích và kiêng hoàn toàn trong thời gian ít nhất 2 tuần trước và sau khi trồng răng.
- Bỏ các thói quen xấu gây hại cho răng miệng như dùng răng mở bao bì, nắp chai, nhai đá, nahi kẹo cứng,…
- Vệ sinh răng sạch sẽ hàng ngày bằng cách chải răng nhẹ nhàng, dùng nước súc miệng, làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước.
- Tăng cường bổ sung canxi qua các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai, bông cải xanh, cam,… để tăng cường độ chắc khỏe của xương.
- Lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng, có các chuyên gia, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để thực hiện cấy trụ chính xác, đem lại hiệu quả phục hình cao và xử lý tốt các tình huống có thể xảy ra.
Như vậy, răng Implant bị đào thải có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân với các dấu hiệu nhận biết khó ràng. Khi thấy bản thân có các triệu chứng bất thường sau khi cấy ghép răng, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám, đánh giá tình trạng, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời, phù hợp.
Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào về vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số 1900 56 5678 hoặc đặt hẹn với các bác sĩ tại Nha khoa Nhân Tâm - Trung tâm Implant Việt Nam ngay để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết liên quan
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm
- Giải phẫu cơ vùng mặt – Tìm hiểu về xương bướm
- Cấy ghép Implant xương bướm: Hướng dẫn chuyên sâu