Răng cấm của trẻ em có thay không?
Răng cấm thuộc nhóm răng cối, là răng số 6 và số 7 của cung răng hay còn gọi là răng cối lớn số 1 và 2. Mỗi người trưởng thành đều có 8 chiếc răng cấm chia đều hai hàm, mỗi hàm có 4 chiếc. Các răng này có mặt nhai rộng, nhiều rãnh, thân răng to.
Những chiếc răng cấm nếu bị mất đi sẽ không bao giờ mọc lại được. Nên ngay từ khi răng cấm mọc lên, chúng ta phải chăm sóc cẩn thận. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể bảo vệ những chiếc răng vĩnh viễn này.
Trẻ dưới 18 tuổi có cấu trúc xương hàm chưa phát triển hoàn thiện nên việc phục hình răng cấm đã mất vào thời điểm này là không thích hợp vì có thể ảnh hưởng xấu đến xương hàm của trẻ.
Nếu chẳng may vì lý do gì đó trẻ bị mất răng cấm mà chưa đủ tuổi trồng răng giả, phụ huynh nên cho trẻ đến nha khoa uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Răng cấm là răng gì? Vị trí của răng cấm
Răng cấm thuộc nhóm răng cối, là răng số 6 và số 7 của cung răng hay còn gọi là răng cối lớn số 1 và 2. Mỗi người trưởng thành đều có 8 chiếc răng cấm chia đều hai hàm, mỗi hàm có 4 chiếc. Các răng này có bề mặt nhai rộng, nhiều rãnh và thân răng to.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ em mọc răng cấm
Trẻ mọc răng cấm khá dễ nhận biết qua một số đặc điểm. Điều này giúp cha mẹ sớm nhận biết để có kế hoạch chăm sóc phù hợp cho trẻ. Sau đây là một số biểu hiện rõ ràng nhất:
- Sốt nhẹ.
- Khóc đêm và mất ngủ.
- Trẻ khó chịu, quấy khóc.
- Nướu của trẻ bị sưng tấy.
- Chán ăn, bỏ bữa, sút cân.
- Có tình trạng tiêu chảy kéo dài.
- Trẻ thích mút ngón tay cái, thích nhai các đồ vật.
- Chảy nước dãi tương đối nhiều và thường xuyên.
Khi mọc răng cấm, triệu chứng phổ biến nhất là sốt nhẹ. Mỗi cơn sốt có thể kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc liên tục. Lúc này, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp hạ sốt cho trẻ, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Răng cấm của trẻ em có thay không?
Răng cấm thường mọc khi trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi. Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức ăn. Nhiều người thường thắc mắc “răng cấm có thay không”.
Có thể nói những chiếc răng này nếu bị mất đi sẽ không bao giờ mọc lại được. Nên ngay từ khi răng cấm mọc lên, chúng ta phải chăm sóc cẩn thận. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể bảo vệ những chiếc răng vĩnh viễn này để duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
Xem thêm: Có nên nhổ răng cấm bị sâu không? Giải pháp khắc phục hiệu quả an toàn
Trẻ em mất răng cấm có trồng được không?
Vì răng cấm của trẻ không thay được nên nhiều bậc phụ huynh đã tìm hiểu phương pháp trồng răng giả để khôi phục lại cả tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai trong những trường hợp trẻ cần thực hiện nhổ răng cấm.
Tuy nhiên, ở trẻ dưới 18 tuổi, cấu trúc xương hàm của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên việc trồng răng giả vào thời điểm này là không thích hợp vì có thể ảnh hưởng xấu đến xương hàm của trẻ. Lúc này, trẻ phải đợi xương hàm đủ cứng cáp mới tiến hành phục hình răng đã mất.
Thông thường, trẻ em trên 18 tuổi có thể đảm bảo an toàn cho quá trình trồng răng giả thay thế răng đã mất. Vì vậy nếu chẳng may vì lý do gì đó trẻ bị mất răng cấm mà chưa đủ tuổi trồng răng giả, phụ huynh nên cho trẻ đến nha khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng cấm
Cách vệ sinh răng miệng
- Cho trẻ dùng bàn chải mềm, lông mịn và chải nhẹ nhàng.
- Cho trẻ dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và chân răng.
- Bạn nên hướng dẫn trẻ đánh răng hai đến ba lần một ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút.
- Hướng dẫn trẻ sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để vệ sinh răng miệng kỹ càng nhất có thể.
Chế độ ăn uống hằng ngày
- Bổ sung đủ nước cho trẻ hàng ngày.
- Cần kiểm soát thức ăn ngọt hoặc chứa quá nhiều đường và tinh bột, chẳng hạn như bánh kẹo, trà sữa.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe răng miệng, bao gồm: rau củ quả giòn, trái cây tươi, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt.
Khám răng định kỳ
Để duy trì hàm răng khỏe mạnh và toàn bộ khoang miệng không có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sưng chân răng cấm, bạn nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 2-3 lần/năm.
Khám răng cấm định kỳ tại trung tâm nha khoa uy tín
Đến với trung tâm Implant Việt Nam, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm quy trình thăm khám và điều trị chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế với những điểm vượt trội như:
Cơ sở vật chất hiện đại
Trung tâm Implant Việt Nam xây dựng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với hệ thống phòng ốc sạch sẽ, nội thất đầy đủ được thiết kế riêng biệt theo từng chuyên khoa. Trong thời gian thăm khám, khách hàng được đảm bảo sự riêng tư và thoải mái nhất có thể.
Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm
Đội ngũ bác sĩ là thế mạnh vượt trội của trung tâm Implant. Tại đây, các bác sĩ đều tốt nghiệp các trường đại học y danh tiếng của cả nước, đầy đủ chứng chỉ hành nghề, đã từng tu nghiệp ở nước ngoài, nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn.
Bằng sự tận tâm và tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ bác sĩ tại Implant Việt Nam luôn hết lòng vì khách hàng và đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.
Trang thiết bị tiên tiến
Trung tâm Implant Việt Nam luôn tiên phong trong việc cập nhật và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị các vấn đề về răng miệng.
Xem thêm: Hệ thống trang thiết bị nha khoa hiện đại 4.0 tại trung tâm Implant Việt Nam
Hệ thống vô trùng khép kín
Trung tâm nha khoa không chỉ chú trọng đến hiệu quả điều trị mà còn đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu. Phòng khám được trang bị hệ thống vô trùng đã được kiểm định theo tiêu chuẩn Châu Âu được Bộ Y Tế kiểm nghiệm.
Các dụng cụ được làm sạch, khử trùng và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc lây nhiễm chéo.
Khi trẻ gặp các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là răng cấm cha mẹ nên đưa trẻ nhanh chóng đến nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “răng cấm có thay không”. Mọi thắc mắc đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Implant Việt Nam để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Bài viết liên quan
- Review nha khoa uy tín tại Đắk Nông
- Thời gian thực hiện cấy ghép Implant xương bướm
- Mất răng hàm trên lâu năm: Điều trị với Implant xương bướm
- Tiêu xương hàm trên - Hậu quả và giải pháp
- Implant xương bướm: cân nhắc giải phẫu và vị trí phẫu thuật
- Các bước chuẩn bị trước khi cấy ghép Implant xương bướm
- Sự khác biệt giữa Implant xương bướm và Implant truyền thống
- Tìm hiểu về cấu trúc của xương bướm