Mất 2 răng cửa phải làm sao? Giải pháp nào tốt nhất?
Nếu bạn bị mất răng cửa thì có 2 cách để khắc phục đó là làm cầu răng sứ và cấy ghép implant. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Tùy vào vị trí, số lượng răng mất, tình trạng răng miệng, sức khỏe của xương và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phục hình răng phù hợp nhất, đảm bảo chức năng ăn nhai, hiệu quả thẩm mỹ. Hãy lựa chọn nha khoa uy tín để được điều trị hiệu quả nhất.
Cố vấn chuyên môn: Ts.Bs: Võ Văn Nhân
- Giám đốc chuyên môn trung tâm Implant Việt Nam
- Chuyên gia trồng răng Implant 25 kinh nghiệm hơn 10.000 ca Implant thành công
Vai trò của răng cửa là gì?
Có 4 răng cửa ở hàm trên và 4 cái ở hàm dưới với cấu tạo gồm 3 lớp từ trong ra ngoài: Tủy răng, ngà răng và men răng. Về mặt chức năng, răng cửa đảm nhận vai trò thẩm mỹ, phát âm và ăn nhai. Cụ thể như sau:
- Chức năng thẩm mỹ: Răng cửa ở vị trí dễ thấy khi cười, nói… Vì vậy, hình dáng và màu sắc của răng cửa có ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp của nụ cười.
- Chức năng phát âm: Răng cửa ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát âm vì giữa răng, môi và lưỡi có sự tương quan để phát âm tròn vành rõ chữ hơn.
- Chức năng nhai: Răng cửa đảm nhận vai trò cắn xé thức ăn, đồng thời cũng giúp xử lý thức ăn để đảm bảo quá trình tiêu hóa dễ dàng và hiệu quả hơn.
Mất răng cửa có sao không?
Theo các chuyên gia nha khoa, mất răng cửa ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Do vị trí đặc biệt và vai trò quan trọng, mất răng cửa lâu ngày sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:
Suy giảm chức năng ăn nhai
Răng cửa giúp chúng ta cắn xé thức ăn thành những miếng nhỏ để dễ nhai hơn, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Mất răng cửa khiến người bệnh ăn uống khó khăn, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng,…
Phát âm không rõ ràng
Các chuyên gia cho biết, một số âm thanh phát ra nếu không có răng cửa sẽ dẫn đến chứng nói ngọng. Để những âm này phát ra tròn vành rõ chữ phụ thuộc rất nhiều vào răng cửa vì khi phát ra âm thanh, lưỡi phải chạm nhẹ vào mặt trong của răng cửa trên và dưới. Vì vậy nếu bạn bị mất răng cửa thì cần phải phục hồi càng sớm càng tốt.
Rối loạn khớp cắn
Khi răng cửa bị mất, các răng còn lại có xu hướng di chuyển vào khoảng trống của răng bị mất dẫn đến răng mọc lệch lạc. Răng mọc chen vào chỗ mất răng gây khó khăn cho việc ăn nhai. Do đó, người bệnh thường có xu hướng nhai một bên khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn.
Tiêu xương hàm, lão hóa sớm
Sau khi mất răng cửa, xương hàm dần bắt đầu bị tiêu, răng mất càng nhiều và càng lâu thì xương hàm bị tiêu đi càng nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu xương nâng đỡ mô nướu và mô mềm của cơ mặt, khiến nướu bị tụt xuống, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, khớp cắn ngược và lão hóa sớm.
>> Xem thêm: Chi tiết các giai đoạn cắm implant chuẩn y khoa phục hình răng cửa lấy lại chức năng ăn nhai tự nhiên như răng thật
Những nguyên nhân gây mất răng cửa
Ở vị trí trung tâm nên răng cửa dễ bị gãy, rụng do va chạm mạnh hoặc do nền răng yếu khiến răng lung lay nhẹ. Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác gây mất răng như:
Do tuổi tác
Tình trạng này thường xảy ra ở độ tuổi trung niên trở lên, khi hệ xương khớp đã bị lão hóa. Với việc chăm sóc không đúng cách, răng cửa và các răng khác trong hàm sẽ dần rụng.
Cắn, xé vật cứng
Do bạn dùng răng cắn, xé vật cứng, hoặc nhai thức ăn quá cứng khiến răng bị tổn thương. Theo thời gian, răng trở nên yếu và rụng.
Chế độ ăn uống và vệ sinh
Chế độ ăn uống không hợp lý, vệ sinh không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây mất răng cửa. Đặc biệt là những người có thói quen ăn uống nhiều đường, dầu mỡ nhưng lại không chải răng đúng cách khiến vi khuẩn có hại phát triển và làm tổn thương răng, dẫn đến viêm nha chu, viêm lợi, lâu ngày sẽ làm mất răng.
Do tác động ngoại lực
Tức là những tác động mạnh từ bên ngoài như va đập, tai nạn dẫn đến răng cửa bị gãy. Nhiều trường hợp bị mất 1 răng cửa, 2 răng cửa liền kề hoặc không liền kề, mất 3 răng cửa thậm chí là 4 răng cửa, hoặc mất răng nhưng vẫn còn chân răng.
>> Gợi ý: 4 kinh nghiệm trồng răng implant bạn nên đọc chi tiết trước khi đến nha khoa gặp bác sĩ tư vấn trực tiếp
Phương pháp phục hình mất 2 răng cửa phổ biến
Khi bị mất 2 răng cửa, có 2 cách khắc phục chính đó là làm cầu răng sứ và cấy ghép implant. Tùy vào tình trạng răng miệng, sức khỏe của xương và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phục hình răng phù hợp nhất, đảm bảo chức năng ăn nhai, hiệu quả thẩm mỹ.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp sử dụng một nhịp cầu răng sứ để thay thế răng đã mất bằng cách mài hai răng thật làm trụ đỡ cho chuỗi cầu răng sứ.
Việc chế tạo cầu răng sứ giúp phục hình hiệu quả những vùng răng đã mất, trả lại vẻ đẹp tự nhiên cho răng và đảm bảo răng mới có hình thể như răng thật, thời gian thực hiện nhanh chóng khoảng 2-3 ngày.
Cầu răng sứ phù hợp với những bệnh nhân bị mất 1 răng hoặc nhiều răng kế cạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích trồng cầu răng sứ để phục hồi mất 2 răng cửa. Phương pháp này có một số hạn chế nhất định như:
- Việc mài các răng bên cạnh làm cho các răng đó yếu đi hoặc yếu hơn trước. Đây là nhược điểm lớn nhất làm nhiều bệnh nhân lo ngại.
- Nếu cầu răng sứ kim loại lâu ngày sẽ xuất hiện màu xám kim loại trên cổ răng do sườn kim loại bên trong bị oxy hóa, không đảm bảo tính thẩm mỹ, đặc biệt là ở vị trí trung tâm.
- Do nhịp cầu răng không khớp với xương hàm nên lâu dài dẫn đến tiêu xương hàm, tụt nướu. Từ đó, độ bền của loại răng này chỉ kéo dài từ 5 đến 7 năm.
- Tình trạng tiêu xương trở nên trầm trọng, các răng trụ được mài ở vị trí “mặt tiền” bị suy yếu nghiêm trọng bạn sẽ phải chuyển sang phương pháp phục hình khác, và chắc chắn là tốt nhất vẫn cấy ghép implant.
Bác sĩ sẽ tư vấn chính xác nhất cho bạn về phương pháp cầu răng sứ này dựa trên tình trạng răng miệng hiện tại của mỗi người.
Trồng răng Implant
Được coi là kỹ thuật tối ưu nhất hiện nay, trồng răng implant phục hình răng hoàn hảo cho các trường hợp mất răng.
Cấy ghép răng implant chỉ tác động vào vị trí răng mất mà không cần mài các răng bên cạnh để làm trụ cầu, hạn chế tối đa tổn thương, khắc phục nhược điểm của phương pháp cầu răng sứ. Cấu tạo của một chiếc răng implant bao gồm 3 phần:
- Thân răng sứ
- Trụ implant được cấy bên dưới xương hàm
- Abutment kết nối trụ implant với răng sứ bên trên
Để thực hiện cấy ghép implant, bác sĩ sẽ cắm trụ implant làm bằng titan vào trong xương hàm để thay thế răng bị mất. Sau một thời gian, khi chân răng này đã bám chắc vào xương, bác sĩ sẽ phục hình lại thân răng bên trên bằng mão sứ hoặc cầu răng.
>> Bài viết đề xuất: Top 10 nha khoa trồng răng implant tại tphcm an toàn và uy tín thực hiện trên 10.000 ca thành công
Tại sao nên phục hình mất 2 răng cửa bằng phương pháp cấy ghép Implant?
Hiện nay, trồng răng implant là giải pháp phục hình răng hoàn hảo nhất giống như răng thật cả về mặt thẩm mỹ lẫn chức năng với nhiều ưu điểm vượt trội mà không phương pháp nào có thể sánh được.
Tính thẩm mỹ cao
Răng implant khôi phục tính thẩm mỹ cho răng cao hơn. Răng cấy ghép có cấu trúc giống như răng thật mọc tự nhiên từ nướu, màu sắc đẹp tự nhiên và độ tương phản cao, ngay cả khi tiếp xúc với ánh sáng cũng khó phân biệt bằng mắt thường, giúp người dùng tự tin hơn trong giao tiếp.
Phục hồi chức năng ăn nhai
Trụ implant được neo giữ chắc chắn trong xương hàm trên, an toàn sinh học với cơ thể, chức năng ăn nhai của răng được phục hồi tối đa, khả năng phát âm được cải thiện. Bạn có thể ăn nhai thoải mái mà không cần lo ngại.
Phòng ngừa tiêu xương hàm
Trụ Implant phục hình mất răng hoàn toàn độc lập, không ảnh hưởng hay xâm lấn đến các răng bên cạnh, không mài răng như làm cầu răng sứ, trụ implant và hàm tương thích trong một khối đồng nhất, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương, mất răng, tụt nướu,...
Dễ dàng vệ sinh
Mão răng chịu mài mòn tốt, có khả năng chống bám dính tốt, mảng thức ăn khó bám trên bề mặt răng, việc vệ sinh và chăm sóc răng đơn giản như răng thật.
Độ bền tốt, tuổi thọ cao
Thân và chân răng Implant được thiết kế ôm khít hạn chế khe hở, không sợ đen viền nướu khi dùng lâu ngày. Độ cứng chắc cao, không sợ mão sứ sứt mẻ hay rơi ra khi ăn uống. Tuổi thọ trung bình của răng implant là khoảng 20 - 25 năm và có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách.
Hàm răng đẹp, chắc khỏe giúp khuôn mặt của bạn tươi tắn hơn, ăn uống dễ dàng, phát âm chuẩn. Ngay khi bị mất răng cửa hay răng hàm bạn cũng nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với quy trình trồng răng implant theo tiêu chuẩn quốc tế để phục hình răng mất một cách tối ưu nhất.
Hi vọng những thông tin cung cấp trên đây sẽ hữu ích với những trường hợp bị mất 2 răng cửa để có cách điều trị kịp thời. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được đội ngũ bác sĩ tại trung tâm Implant Việt Nam tư vấn chi tiết và kỹ lưỡng hơn!
>> Bản tin nha khoa tháng 01/2025 khách hàng Việt kiều Mỹ, Anh, Pháp, Úc review trồng răng Implant tại trung tâm Implant Việt Nam
Bài viết liên quan
- Mất 1 răng hàm có sao không?
- Tác hại của mất răng hàm và giải pháp khắc phục
- Bị mất răng hàm - Nguyên nhân và cách điều trị
- Bảo hành trồng răng Implant tại trung tâm Implant Việt Nam
- Phục hình cầu răng trên trụ implant là gì?
- Trồng răng Implant không đau tại Implant Việt Nam
- Ưu điểm trồng răng trả góp tại Trung tâm Implant Việt Nam
- Tất tần tật những điều cần biết về implant